7 lãng phí cơ bản cần giải quyết trong mô hình sản xuất tinh gọn

28/08/2020

Loại bỏ các lãng phí trong hoạt động sản xuất là một trong những điều kiện tiên quyết để xây dựng một doanh nghiệp thành công. Các lãng phí nãy cũng chính là các vấn đề cần giải quyết triệt để khi doanh nghiệp muốn triển khai mô hình sản xuất tinh gọn hiệu quả.

Nguồn gốc của các lãng phí cơ bản trong mô hình sản xuất tinh gọn

Người đầu tiên phát hiện ra các lãng phí phát sinh trong sản xuất là Taiichi Ohno. Ông được coi là một trong những cha đẻ của sản xuất tinh gọn, đã cống hiến sự nghiệp của mình để thiết lập một quy trình làm việc hiệu quả và vững chắc. Trong suốt quá trình nghiên cứu, Ohno đã mô tả ba trở ngại chính có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quy trình làm việc của doanh nghiệp, đó là: Muda (hoạt động lãng phí), Muri (quá tải) và Mura (không đồng đều).

Dựa trên những quan sát và phân tích sâu sắc của mình, ông đã phân loại ra 7 loại lãng phí cơ bản (7 Mudas), sau này trở thành một trong những căn cứ để doanh nghiệp có thể tìm kiếm và giải quyết các lãng phí nhằm giảm chi phí và tối ưu hóa nguồn lực.

mô hình sản xuất tinh gọn

Các loại lãng phí trong mô hình sản xuất tinh gọn 

Nhìn chung, các lãng phí trong sản xuất tinh gọn – Lean Manufacturing là bất kỳ hoạt động nào tiêu tốn tài nguyên nhưng không mang lại giá trị gì cho khách hàng cuối cùng.

Trên thực tế, các hoạt động thực sự tạo ra giá trị cho khách hàng chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ dây chuyền làm việc trong doanh nghiệp. Nhưng dĩ nhiên, không ai muốn trả tiền cho một hoạt động không tạo ra giá trị kể cả bạn lẫn khách hàng của bạn

Đây là lý do tại sao các doanh nghiệp nên tập trung vào việc giảm thiểu các hoạt động lãng phí càng nhiều càng tốt. Bằng cách đó, các doanh nghiệp có thể xác định các cơ hội đáng kể để cải thiện hiệu suất tổng thể của mình. Tuy nhiên có những hành động gây ra các lãng phí cần thiết có thể phát sinh trong quá trình sản xuất. Do vậy, chúng ta có các loại lãng phí như sau:

  • Các lãng phí cần thiết – không gia tăng giá trị, nhưng cần thiết để hoàn thành công việc một cách chất lượng. Các hoạt động đó có thể là kiểm tra, lập kế hoạch, báo cáo, v.v.
  • Các lãng phí không cần thiết (Mudas) – không làm gia tăng giá trị và không cần thiết. Bất kỳ hoạt động nào không mang lại giá trị và có thể bị loại bỏ khỏi quy trình ngay lập tức. 

Đọc thêm:  Loại bỏ lãng phí trong quản trị doanh nghiệp để tối ưu lợi nhuận

7 lãng phí cơ bản cần giải quyết trong mô hình sản xuất tinh gọn

1. Lãng phí vận chuyển

Vận chuyển là hoạt động chuyên chở hoặc di dời nguyên vật liệu; phụ tùng hay thành phẩm từ nơi này qua nơi khác nhằm thực hiện một mục đích nào đó. Lãng phí được nói đến ở đây đó là những hoạt động vận chuyển không tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm của bạn.

2. Lãng phí tồn kho

Lãng phí tồn kho là dự trữ nguyên liệu, vật liệu hoặc thành phẩm quá mức cần thiết. Lượng tồn kho lớn quá mức cần thiết gây ra tổn thất về chi phí bảo quản, chi phí kho bãi, chi phí vận chuyển. Vì vậy doanh nghiệp cần duy trì lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp ở mức vừa phải.

mô hình sản xuất tinh gọn

3. Lãng phí thao tác

Những động tác không cần thiết, không tạo ra giá trị cho sản phẩm là những thao tác lãng phí. Lãng phí thao tác dẫn đến lãng phí thời gian và sức lực; gây thương tích và giảm năng suất lao động.

4. Lãng phí chờ đợi

Thời gian chết xuất hiện mỗi khi máy móc bị hư, công nhân thường ngồi cả tiếng đồng hồ để đợi bộ phận kỹ thuật, hay những buổi hết hàng, công nhân ngồi để đợi hàng về được coi là một loại lãng phí. Việc liên tục chờ đợi gây ra việc ngăn cản dòng chảy sản xuất và tạo ra lãng phí.

5. Lãng phí do sản xuất dư thừa

Lãng phí dư thừa xuất phát từ việc sản xuất quá số lượng cần thiết hoặc sản xuất quá sớm. Điều này dễ gây nên sản phẩm lỗi thời, sản xuất sai chủng loại sản phẩm và doanh nghiệp có thể phải bán sản phẩm ở mức giá thấp hoặc không bán được.

Lãng phí dư thừa là loại nguy hiểm nhất trong nhóm 7 loại lãng phí trong sản xuất vì nó có thể gây ra các loại lãng phí khác như: chi phí lưu kho, chi phí thiết bị, chi phí nhân lực, chi phí bảo quản, chi phí hành chính, chi phí tài chính…

6. Lãng phí do gia công thừa

Gia công/xử lý dư thừa là hoạt động thực hiện nhiều công việc hơn mức yêu cầu hoặc cần thiết so với tình hình sản xuất thực tế.

Đây có thể là những quy trình không được khách hàng yêu cầu, vượt quá tiêu chuẩn. Những lãng phí này tạo ra những giá trị khách hàng không quan tâm và không sẵn sàng chi trả. Điều này không đem lại hiệu quả kinh doanh mà chỉ gây ra những lãng phí không cần thiết. Đây là hình thức khó nhận biết nhất trong 7 lãng phí trong sản xuất.

mô hình sản xuất tinh gọn

7. Lãng phí do sai lỗi

Sai lỗi hoặc khuyết tật là tất cả những sai sót trong sản phẩm và dịch vụ nào như việc hàng hóa bị lỗi; sử dụng nhiều nguyên vật liệu quá; tạo ra mức phế phẩm lớn hơn bình thường; giao hàng trễ hay sai sót trong giấy tờ,… Đây là những lỗi sai sẽ mất nhiều thời gian và công sức để sửa chữa, khắc phục.

Những lỗi sai này có thể khiến bạn phải sản xuất lại, sửa chữa sản phẩm dẫn đến tốn chi phí nguyên vật liệu nhân công; thời gian và nghiêm trọng hơn nó có thể khiến khách hàng mất lòng tin ở doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp của biết cách sử dụng hiệu quả những ứng dụng công nghệ để quản lý kho, quản lý giấy tờ hay thậm chí giám sát hoạt động của máy móc, thiết bị những sai sót trên sẽ không có cơ hội diễn ra.

Đọc thêm: Phương pháp lean giúp giảm thiểu những gì cho nhà máy?

Kết

Loại bỏ được 7 loại lãng phí cơ bản trên trong sản xuất sẽ là tiền đề cho việc nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xác định các loại, mức độ lãng phí mình đang gặp phải để tìm ra phương án giải quyết triệt để, tránh trường hợp các lãng phí tiếp tục xuất hiện trong tương lai.

5/5 - (1 bình chọn)
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng