Báo cáo quản trị thông minh (BI): Thành tố không thể thiếu của nhà máy Smart Factory
Nội dung bài viết
Vào thời điểm môi trường kinh doanh đang có sự cạnh tranh khốc liệt như hiện tại, một doanh nghiệp nếu muốn hoạt động sản xuất, kinh doanh có chất lượng tốt và năng suất cao cần đầu tư nghiêm túc vào công nghệ. Công nghệ thông minh sẽ là chìa khóa mở đường và nâng tầm cho doanh nghiệp. Trong số các công nghệ hàng đầu được phát triển thời gian gần đây, Báo cáo quản trị thông minh (BI) nổi lên như thành phần không thể thay thế trong sản xuất thông minh, đặc biệt là trong triển khai nhà máy thông minh.
Tại sao cần ứng dụng Báo cáo quản trị thông minh (BI) trong sản xuất?
Ngành công nghiệp sản xuất là một trong những môi trường có tính cạnh tranh cao, phải đối mặt với sự tranh đua thị phần khốc liệt không chỉ đối với doanh nghiệp trong nước mà cả ngoài nước. Do đó, các nhà sản xuất cần sử dụng tất cả các công cụ có sẵn để hỗ trợ họ đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn, sáng suốt hơn.
Trong khi hầu hết các nhà sản xuất có một mạng lưới rộng lớn các nhà cung cấp và khách hàng, tạo ra một lượng dữ liệu khổng lồ, có rất ít doanh nghiệp thực hiện đúng các bước để tận dụng toàn bộ tiềm năng của nguồn dữ liệu đó. Việc quản lý số lượng lớn dữ liệu trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có những khó khăn, đặc biệt khó khăn càng chồng chất đối với các nhà sản xuất. Bởi đặc thù nhiều dòng sản phẩm và quy trình sản xuất phức tạp, nhiều đối tượng khách hàng cũng như các nhà cung cấp. Do đó, việc tìm kiếm các dữ liệu có giá trị trong thời gian ngắn nhất là điều không thể. Trong mô hình sản xuất thông minh, các nhà sản xuất đang dần dịch chuyển sang nghiên cứu phân tích để hiểu dữ liệu được thu thập được trong quá trình hoạt động sản xuất. Điều này thực hiện được nhờ vào trí tuệ kinh doanh nhân tạo, cụ thể hơn nó được gọi là Báo cáo quản trị thông minh (Business Intelligence).
BI (Business Intelligence) hay Báo cáo quản trị kinh doanh thông minh là một quy trình báo cáo tích hợp công nghệ, được các doanh nghiệp dùng để kiểm soát khối lượng dữ liệu khổng lồ đến từ nhiều nguồn khác nhau và khai thác nguồn dữ liệu đó một cách hiệu quả. BI giúp tổng hợp, xử lý và cung cấp những thông tin mới, hỗ trợ nhà quản lý đưa ra các quyết định chính xác hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Khái niệm “Business Intelligence” dần trở thành một thuật ngữ phổ biến vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Tính tới thời điểm hiện tại, rất nhiều nhà cung cấp đã bắt đầu tham gia vào thị trường này.
Đọc thêm: Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Các ứng dụng của AI trong sản xuất
Tại sao Báo cáo quản trị thông minh (BI) là thành tố không thể thay thế trong Nhà máy thông minh?
Trong quá trình vận hành, các nhà máy thông minh yêu cầu quy trình sản xuất và dòng chảy nguyên vật liệu, hàng hóa được kết nối để cập nhật dữ liệu liên tục giúp đưa ra quyết định theo thời gian thực. Trong một nhà máy thực sự thông minh, tài sản (máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ, thậm chí cả con người) được gắn cảm biến thông minh để các hệ thống có thể liên tục cập nhật các tập dữ liệu cả nguồn mới và truyền thống, đảm bảo dữ liệu phản ánh đầy đủ ở các điều kiện hiện tại. Việc tích hợp dữ liệu từ các hệ thống hoạt động và kinh doanh, cũng như từ các nhà cung cấp và khách hàng mang tới cái nhìn toàn diện, thúc đẩy hiệu quả mạng lưới cung ứng tổng thể cao hơn.
Trong lĩnh vực sản xuất, mọi quy trình đều được thực hiện với tính phức tạp cao, chuỗi cung ứng rộng lớn, báo cáo quản lý, hành vi mua của khách hàng luôn thay đổi, khả năng tiếp cận dữ liệu và quản lý dữ liệu liên tục chảy từ nhiều nguồn (nhà cung cấp, nhà phân phối, khách hàng và cơ sở dữ liệu nội bộ). Do đó, đối với các nhà máy sản xuất thông minh, Báo cáo quản trị thông minh (BI) được ví như chiếc máy phân tích dữ liệu được thiết kế để đơn giản hóa một cách nhanh chóng và hiệu quả khối lượng dữ liệu lớn cho nhu cầu hoạt động của nhà máy thông minh.
Lợi ích của Báo cáo quản trị thông minh (BI)
- Hỗ trợ doanh nghiệp nhận biết các điểm khác biệt trước các đối thủ cạnh tranh
- Xác định xu hướng thị trường;
- Phát hiện sớm các mối đe dọa của đối thủ cạnh tranh;
- Thực hiện các nhiệm vụ hành động được xây dựng từ các dữ liệu kinh doanh;
2. Tối ưu hóa giá trị của khách hàng và tối đa hóa lợi nhuận cho nhà máy thông minh
- Dự đoán các chi phí sản xuất để doanh nghiệp có thể đề xuất mức giá tốt trên thị trường so với các đối thủ khác;
- Tìm kiếm cơ hội chéo, liên kết, tăng và đổi mới các sản phẩm;
- Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng bằng cách tương tác với họ vào thời đúng thời điểm;
3. Quản lý hàng trăm/ nghìn dây chuyền sản xuất khác nhau trong Nhà máy thông minh
- Để công nghệ phân tích xu hướng bán hàng trong tương lai;
- Cung cấp cho các chuyên gia bán hàng một quy trình làm việc thông minh để họ có thể quản lý và làm việc hiệu quả hơn theo dữ liệu được cung cấp trong từng tài khoản;
4. Giảm rủi ro từ các yêu cầu bảo hành từ khách hàng
- Phân tích các trường hợp yêu cầu bảo hành để xác định và dự đoán sản phẩm bị lỗi nếu có;
- Phát hiện sớm các khu vực sản xuất có khả năng bị trục trặc;
Kết
Các nhà sản xuất phải đối mặt với chi phí cao hơn hầu hết các ngành công nghiệp khác, do đó, điều quan trọng là giảm chi phí trong khi tích lũy lợi nhuận. Kinh doanh thông minh cho phép các nhà sản xuất phân tích lợi nhuận và tổn thất xuống từng cấp SKU, phân tích doanh số sản phẩm, nguyên liệu thô và chi phí nhà cung cấp, từ một hệ thống duy nhất. Với những lợi ích này không có gì ngạc nhiên khi nhà máy thông minh hiện là phân khúc ứng dụng nhiều hệ thống phần mềm thông minh nhất hiện nay với thành tố quan trọng không thể thiếu là Báo cáo quản trị thông minh (BI).
Đọc thêm: Business Intelligence – giải pháp trí thức doanh nghiệp
Copyright © 2021 ifactory.com.vn All right reserved