3 Sai lầm khi gia công cơ khí phổ biến nhất
Nội dung bài viết
Quá trình gia công cơ khí thường phức tạp và nhiều công đoạn. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không kiểm soát chặt chẽ, sai lầm có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và chất lượng sản phẩm. Cùng tìm hiểu 3 sai lầm khi gia công cơ khí thường gặp nhất và cách giải quyết trong bài viết dưới đây.
Sai lầm khi kiểm tra và đánh giá chất lượng
Hầu hết doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam hiện nay chỉ tiến hành kiểm soát và đánh giá chất lượng sản phẩm tại các giai đoạn cuối cùng thay vì xuyên suốt quá trình sản xuất. Do đó, hàng lỗi trong sản xuất (NG) thường không được phát hiện và xử lý kịp thời, gây nhiều tổn thất cho doanh nghiệp:
- Tổn thất về chi phí: Nếu NG được phát hiện sớm, doanh nghiệp sẽ chỉ phải chịu các tổn thất về nguồn lực và nguyên vật liệu. Trong khi đó, nếu để NG lọt sang các công đoạn tiếp theo, doanh nghiệp phải chịu thêm chi phí sửa chữa, sản xuất lại, dẫn đến giảm lợi nhuận.
- Tổn thất về uy tín và đơn hàng: Trường hợp NG đã được bàn giao đến khâu của khách hàng mới được phát hiện, lúc đó, ngoài các tổn thất về chi phí, doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm các tổn thất về thu hồi xử lý sản phẩm, thậm chí giảm uy tín và mất khách hàng.
Xem thêm: Các khuyết tật mối hàn và cách khắc phục chi tiết
Để khắc phục vấn đề này, doanh nghiệp cần kết hợp thực hiện các biện pháp sau:
- Thiết lập quy trình kiểm tra chất lượng: Thiết lập quy trình kiểm tra chất lượng chi tiết và chặt chẽ xuyên suốt quá trình sản xuất, từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng.
- Đào tạo nhân viên: Đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo đầy đủ về kỹ năng và quy trình kiểm tra chất lượng để thực hiện công việc một cách chính xác, hiệu quả.
- Sử dụng công nghệ và thiết bị kiểm tra chất lượng: Đầu tư vào công nghệ, phần mềm kiểm tra chất lượng hiện đại để sớm phát hiện các vấn đề trong sản xuất và giảm tỷ lệ lỗi gia công
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp gia công cơ khí đã và đang áp dụng phần mềm quản lý sản xuất để hỗ trợ công tác quản lý quy trình và chất lượng sản phẩm, tránh mắc phải các sai lầm không đáng có. Ưu điểm của loại phần mềm này là giúp doanh nghiệp quản lý toàn diện tất cả các yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất, bao gồm: Quy trình, tiến độ thực hiện, hiệu suất tổng thể, tình trạng thiết bị, chất lượng sản phẩm,… Riêng đối với công tác kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm, phần mềm quản lý sản xuất cơ khí có thể kết nối với các thiết bị cảm biến, IoT để thu thập dữ liệu tự động, giúp phát hiện và cảnh báo sớm các lỗi sản xuất, giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa lỗi gia công. Không chỉ dừng lại ở quản lý, phần mềm cơ khí còn tích hợp cho thiết kế, chế tạo và mô phỏng, giúp tăng cường tính liên kết và hiệu suất. Tìm hiểu thêm về phần mềm quản lý sản xuất chuyên sâu cho ngành cơ khí đang được nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng TẠI ĐÂY. |
Sai lầm trong bảo trì máy móc
Bảo trì máy móc là công việc quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng công việc và sản phẩm, cũng như tiết kiệm chi phí tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Thế nhưng sai lầm khi gia công cơ khí mà hầu như các doanh nghiệp đều mắc phải ở công đoạn này là không lên lịch bảo trì, bảo dưỡng cụ thể định kỳ mà thường chỉ thực hiện khi có sự cố phát sinh, gây ra các hậu quả như:
- Gián đoạn sản xuất: Máy móc hoạt động không ổn định hoặc bị hỏng có thể gây gián đoạn trong quá trình sản xuất, ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng của doanh nghiệp.
- Giảm tuổi thọ của máy móc: Thiếu bảo dưỡng và bảo trì định kỳ có thể khiến máy móc hao mòn và hỏng hóc nhanh chóng, làm giảm tuổi thọ và tăng chi phí thay thế.
- Ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm: Dây chuyền, máy móc hoạt động không tốt có thể trở thành nguyên nhân gây lỗi hỏng, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Rủi ro về an toàn: Máy móc không được bảo trì đúng cách có thể gây ra các rủi ro về an toàn cho nhân viên làm việc trong môi trường sản xuất.
Để việc bảo trì máy móc được thực thi cẩn thận, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau:
- Lập kế hoạch bảo trì định kỳ: Xác định và lập kế hoạch bảo trì định kỳ cho tất cả các máy móc, thiết bị trong nhà máy. Các kế hoạch này nên được thực hiện dựa trên hướng dẫn từ nhà sản xuất và các thông số vận hành.
- Sử dụng hệ thống giám sát: Sử dụng các hệ thống giám sát để theo dõi hiệu suất và tình trạng của máy móc, từ đó đưa ra các biện pháp bảo trì kịp thời.
- Thiết lập quy trình kiểm tra định kỳ: Xác định và thiết lập quy trình kiểm tra định kỳ để giám sát tình trạng của máy móc và phát hiện các vấn đề sớm.
Không tuân thủ quy trình tiêu chuẩn gia công cơ khí
Vi phạm các quy trình và tiêu chuẩn gia công cơ khí là một trong những sai lầm gia công cơ khí phổ biến nhất, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho thành phẩm sau khi hoàn thành:
- Thiệt hại về người và tài sản: Gia công cơ khí không tuân thủ các quy trình tiêu chuẩn còn có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như tai nạn lao động, hư hỏng thiết bị, và thậm chí gây thương tích cho công nhân.
- Giảm sự cạnh tranh: Thiếu quy trình tiêu chuẩn khiến doanh nghiệp có thể mất đi cơ hội cạnh tranh với các đối thủ đang tuân thủ các tiêu chuẩn cao hơn.
Nhằm mục đích phòng tránh những sai lầm có thể xảy ra, doanh nghiệp cần triển khai các hướng đi phù hợp như:
- Đào tạo và nâng cao kỹ năng: Đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo đầy đủ về các quy trình và tiêu chuẩn gia công. Cung cấp khóa học và hướng dẫn để nâng cao kỹ năng, hiểu biết chuyên môn của nhân sự.
- Quản lý quy trình: Thiết lập quy trình quản lý chặt chẽ và đảm bảo công nhân tuân thủ các quy trình tiêu chuẩn đó. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần theo dõi và đánh giá hiệu suất để tối ưu hóa quy trình.
- Tạo ý thức và cam kết: Tạo ý thức cho nhân viên về tầm quan trọng của tuân thủ quy trình tiêu chuẩn. Cam kết từ tất cả các cấp quản lý và nhân viên để đảm bảo tuân thủ.
Trên đây là những sai lầm gia công cơ khí phổ biến nhất mà các doanh nghiệp thường hay mắc phải. Hãy cẩn trọng trong việc triển khai và sắp xếp công việc, tránh gây ảnh hưởng tới dây chuyền sản xuất dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Copyright © 2021 ifactory.com.vn All right reserved