Mô hình sản xuất tinh gọn được triển khai như thế nào tại Việt Nam

12/01/2021

Sản xuất tinh gọn là phương thức sản xuất có nguồn gốc từ Nhật Bản rất phổ biến trên toàn thế giới. Vậy tại Việt Nam, mô hình sản xuất tinh gọn này đã được ứng dụng vào trong thực tế và thu được những lợi ích gì?

Khái niệm và nguyên tắc của sản xuất tinh gọn

Lean trong tiếng Anh có nghĩa là sự tinh gọn, mạch lạc hay liền mạch. Các cấp độ khác nhau bao gồm: Lean Manufacturing (sản xuất tinh gọn), Lean Enterprise (doanh nghiệp tinh gọn) và Lean Thinking (tư duy tinh gọn). 

Lean Manufacturing bắt nguồn từ Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) và đã được dần triển khai xuyên suốt các hoạt động của Toyota từ những năm 1950 cho đến thời điểm hiện tại. Lean Manufacturing đang được áp dụng ngày càng rộng rãi tại các công ty sản xuất hàng đầu trên toàn thế giới, dẫn đầu là các nhà sản xuất ôtô lớn và các nhà cung cấp thiết bị cho các công ty này. Lean Manufacturing đang trở thành đề tài ngày càng được quan tâm tại các công ty sản xuất ở các nước phát triển khi các công ty này đang tìm cách cạnh tranh hiệu quả hơn đối với các đối thủ ở khu vực châu Á.

mo hinh san xuat tinh gon

Các nguyên tắc chính khi ứng dụng mô hình sản xuất tinh gọn

  • Nhận thức về sự lãng phí – Bước đầu tiên là nhận thức về những gì có và những gì không làm tăng thêm giá trị từ góc độ khách hàng. Bất kỳ vật liệu, quy trình hay tính năng nào không tạo thêm giá trị theo quan điểm của khách hàng được xem là thừa và nên loại bỏ. Ví dụ như việc vận chuyển vật liệu giữa các phân xưởng là lãng phí và có khả năng được loại bỏ.
  • Chuẩn hóa quy trình – Lean đòi hỏi việc triển khai các hướng dẫn chi tiết cho sản xuất, gọi là Quy Trình Chuẩn, trong đó ghi rõ nội dung, trình tự, thời gian và kết quả cho tất các thao tác do công nhân thực hiện. Điều này giúp loại bỏ sự khác biệt trong cách các công nhân thực hiện công việc.
  • Quy trình liên tục – Lean thường nhắm tới việc triển khai một quy trình sản xuất liên tục, không bị ùn tắc, gián đoạn, đi vòng lại, trả về hay phải chờ đợi. Khi được triển khai thành công, thời gian chu kỳ sản xuất sẽ được giảm đến 90%.
  • Sản xuất “Pull” – Còn được gọi là Just-in-Time (JIT), sản xuất Pull chủ trương chỉ sản xuất những gì cần và vào lúc cần đến. Nói cách khác, mỗi phân xưởng chỉ sản xuất theo đúng yêu cầu của các giai đoạn kế tiếp.
  • Chất lượng từ gốc – Lean nhắm tới việc loại trừ phế phẩm từ gốc và việc kiểm soát chất lượng được thực hiện bởi các công nhân như một phần công việc trong quy trình sản xuất.
  • Liên tục cải tiến – Lean đòi hỏi sự cố gắng đạt đến sự hoàn thiện bằng cách không ngừng loại bỏ những lãng phí khi phát hiện ra chú

Đọc thêm: Sản xuất tinh gọn: Case study từ những DN hàng đầu thế giới

Điển hình cho ứng dụng mô hình sản xuất tinh gọn tại doanh nghiệp Việt

Giải pháp quản lý tinh gọn là hệ thống các công cụ và phương pháp được ứng dụng liên tục để cải tiến các quy trình, nhằm loại bỏ tất cả lãng phí và bất hợp lý trong quy trình sản xuất. Đặc biệt quan trọng, sản xuất tinh gọn sẽ giúp cho cán bộ nhân viên và cán bộ quản lý trong công ty hiểu rõ về các loại lãng phí và tìm mọi giải pháp để loại bỏ các loại lãng phí đó, dẫn tới hệ thống sản xuất tinh gọn hơn, hiệu quả hơn, năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn. 

Là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu của ngành dệt may Việt Nam, công ty cổ phần may Nam Hà đã áp dụng thành công nhiều mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, trong đó phải kể đến giải pháp quản lý tinh gọn LEAN.

mo hinh san xuat tinh gon

Nhờ đầu tư phần mềm quản lý sản xuất, thay đổi trách nhiệm rải chuyền, sử dụng thiết kế để sắp xếp chuyền tối ưu,… thời gian chuyển đổi mã hàng đã giảm một nửa từ 8 giờ xuống chỉ còn 4 giờ. Tỷ lệ chuyền của hệ thống chuyền treo thông minh cũng được nâng từ 40% lên 80% sau khi thiết bị được bố trí lại theo dạng dòng chảy, công ty tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho người lao động. 

Cùng với việc xây dựng quy trình cải tiến năng suất chuyền may, sản xuất thực tế của công ty cổ phần may Nam Hà đã tăng từ 70% lên 85% so với kế hoạch ban đầu, góp phần tăng năng suất lao động lên 30%. Đáng chú ý năm 2009, năng suất lao động bình quân đạt được chưa đầy 200 USD/người/tháng. Đến năm 2019, năng suất đã đạt được 666 USD/người/tháng, tăng gấp 3,5 lần.

Đọc thêm: Vnews: Nhà máy thông minh nâng cao hiệu quả sản xuất

Kết

Việc ứng dụng mô hình sản xuất tinh gọn vào hoạt động của doanh nghiệp như công ty may Nam Hà không hệ hiếm tại Việt Nam ngày nay. Trong thời gian tới, chắc chắn chúng ta sẽ còn được chứng kiến nhiều ví dụ tiêu biểu hơn về việc áp dụng mô hình lean tại các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực. Bởi, rõ ràng mọi doanh nghiệp đều đã nhận thức được áp dụng lean trong sản xuất sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhiều như thế nào, đặc biệt là giảm chi phí, tăng sản lượng và rút ngắn thời gian sản xuất, từ đó góp phần nâng cao năng suất chất lượng. 

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng