Kanban là gì? Lịch sử hình thành và phát triển

17/07/2020

Kanban được coi là một mô hình quản trị riêng, hoặc là một phần của Lean Manufacturing. Chúng mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và tạo được sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường, góp phần củng cố và nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Vậy phương pháp quản lý Kanban là gì? Lịch sử hình thành và phát triển của nó ra sao?  

Định nghĩa Kanban là gì?

Theo dịch nghĩa tiếng Nhật, Kanban là có nghĩa là thẻ thị giác, với từ kan là thị giác và từ ban là thẻ. Chúng ta có thể gọi tên Kanban theo thuật ngữ chuyên môn kinh tế là “Phương pháp quản lý Kanban”. 

Kanban là một hệ thống trực quan để quản lý công việc diễn ra theo một quy trình đã được xây dựng sẵn. Kanban trực quan hóa quy trình công việc và phản ánh chính xác thực trạng triển khai công việc thực tế dựa trên quy trình đó.  Mục tiêu của Kanban là xác định công việc cần phải thực hiện và quá trình thực hiện chúng để hoạt động sản xuất có thể diễn ra một cách hiệu quả với tốc độ và chất lượng tối đa.

Đặc biệt trong phát triển phương pháp Sản xuất tinh gọn, Phương pháp Kanban cung cấp  một bộ nguyên tắc tuyệt vời để trực quan hóa công việc của Doanh nghiệp, giúp hoạt động phân phối sản phẩm và dịch vụ diễn ra liên tục. Do đó, Kanban đang hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường nhanh hơn và gần hơn với những gì khách hàng muốn từ những sản phẩm và dịch vụ đó.

>>> Đọc thêm: Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing

Đâu là lý do cho sự ra đời của Kanban?

Hệ thống Kanban đầu tiên được phát triển bởi Taiichi Ohno (Kỹ sư công nghiệp và doanh nhân) cho công ty sản xuất ô tô Toyota tại Nhật Bản vào những năm 1940. Nó được tạo ra như một hệ thống lập kế hoạch đơn giản, mục đích là kiểm soát và quản lý công việc và hàng tồn kho ở mọi giai đoạn sản xuất một cách tối ưu.

Ở thời điểm ra đời, lý do chính thúc đẩy sự phát triển của Kanban là cần tăng năng suất và hiệu quả của Toyota so với các đối thủ ô tô tại Mỹ. Nhờ có Kanban, Toyota đã đạt được một hệ thống kiểm soát sản xuất đúng lúc, linh hoạt và hiệu quả, giúp tăng năng suất đồng thời giảm tồn kho trên toàn bộ quy trình vận hành sản xuất từ: nguyên liệu thô, bán thành phẩm và thành phẩm.

Theo đó, một hệ thống Kanban lý tưởng kiểm soát toàn bộ chuỗi giá trị từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng. Bằng cách này, nó giúp tránh sự gián đoạn nguồn cung và quá tải hàng hóa ở các giai đoạn khác nhau của quy trình sản xuất. Kanban yêu cầu hoạt động giám sát liên tục để tránh tắc nghẽn có thể làm chậm quá trình sản xuất. Mục đích là để đạt được quá trình sản xuất diễn ra nhanh hơn, năng suất cao hơn với thời gian giao hàng ngắn hơn. 

>>> Đọc thêm: Loại bỏ lãng phí trong quản trị doanh nghiệp để tối ưu lợi nhuận

kanban là gì

Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp Kanban là gì?

  • Bắt đầu với quá trình hiện tại.: Kanban nhấn mạnh rằng không thay đổi bất kì điều gì trong thiết lập hoặc quy trình hiện có. Tinh thần là, Kanban phải được áp dụng trực tiếp vào quy trình làm việc hiện tại. Mọi thay đổi cần thiết có thể xảy ra dần dần trong một khoảng thời gian với tốc độ mà các nhóm thực hiện có thể chấp nhận được.
  • Khuyến khích sự thay đổi: Kanban khuyến khích doanh nghiệp thực hiện các thay đổi liên tục nhỏ thay vì thực hiện các thay đổi căn bản có thể dẫn đến sự mâu thuẫn trong các hoạt động sản xuất giữa các nhóm và khu vực sản xuất.
  • Tôn trọng vai trò hiện tại, trách nhiệm và chức danh công việc: Không giống như các phương pháp khác, Kanban không tự áp đặt bất kỳ thay đổi nào trong doanh nghiệp. Vì vậy, không cần thiết phải thay đổi vai trò và chức năng hiện có của từng cá nhân mà phương pháp vẫn có thể hoạt động tốt. Các nhóm sẽ cùng hợp tác, nghiên cứu và phát triển các thay đổi có lợi cho doanh nghiệp;
  • Khuyến khích năng lực chủ động ở tất cả các cấp: Kanban khuyến khích cải tiến liên tục ở tất cả các cấp của doanh nghiệp từ nhân viên bình thường cho đến các lãnh đạo cao cấp nhất. Mọi người đều có thể cung cấp ý tưởng và thể hiện khả năng lãnh đạo trong quá trình thực hiện các thay đổi, liên tục cải thiện cách thức cung cấp sản phẩm và dịch vụ của họ.

Kết

Với nhiều lợi ích doanh nghiệp thu nhận được cùng với cách thức triển khai linh hoạt, Kanban có được sử dụng trong mọi loại hình doanh nghiệp cũng như kết hợp với các phương pháp quản trị khác. Đặc biệt với những doanh nghiệp đang hướng tới mô hình Sản xuất tinh gọn, Kanban với hệ thống ngôn ngữ trực quan sẽ hỗ trợ hiệu quả mục tiêu của doanh nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng