Vai trò không thể thiếu của Barcode/QR code trong quản lý nhà máy

19/06/2020

Ở bất kỳ hoạt động nào trong đời sống, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của mã vạch hay còn được gọi là Barcode/QR code. Đặc biệt trong hoạt động quản lý tại nhà máy, mã vạch còn đóng vai trò không thể thay thế.

quản lý nhà máy

Nguồn gốc của Barcode/QR code

Công nghệ mã vạch – Barcode được phát minh vào năm 1952 và được sử dụng một cách thương mại từ những năm 1960. Mặc dù đã có tuổi đời gần 70 năm, nhưng công nghệ này vẫn rất hiệu quả và được sử dụng rộng khắp trong mọi ngành công nghiệp trên toàn thế giới. Barcode hoạt động trên một hệ thống dựa trên mã Morse với một loạt các ký hiệu hình thanh có độ dài và khoảng cách khác nhau. 

Ra đời sau Barcode, mã QR – một kiểu mã vạch 2D sử dụng các ô vuông màu đen được đặt trong một hình vuông lớn hơn trên nền trắng, cũng trở nên phổ biến không kém mã Barcode. Loại mã vạch này lần đầu tiên bắt đầu được sử dụng vào những năm 1990, nhưng đã bùng nổ về mức độ phổ biến trong thập kỷ qua vì chúng cho phép truyền tải nhiều thông tin hơn so với barcode trước đây.

Mặc dù đều là mã vạch, nhưng  Barcode và QR code lại có những điểm khác biệt có thể dễ dàng nhận biết. Chẳng hạn như:

Về mặt trực quan. QR code chứa các mảng màu đen trắng hình thành trong 1 hình vuông, trong khi BarCode chứa các sọc đen trắng song song trong 1 hình chữ nhật.

Về khả năng lưu trữ thông tin. Trong khi barcode chỉ giữ được thông tin theo chiều ngang (horizontal direction), QR code có thể giữ thông tin cả chiều ngang (horizontal direction) và chiều dọc (vertical direction). 

Về khả năng chịu lỗi. Đây chính là ưu điểm vượt trội của QR Code so với Barcode. QR code có khả năng chịu lỗi từ 7-30%. Tức là, trong trường hợp QR code in trên sản phẩm bị bẩn hay trầy xước, trong mức cho phép 7 -30%, chúng ta vẫn có thể lấy được thông tin trên đó 1 cách chính xác. Nhờ tính năng chịu lỗi vô cùng lớn này, nhiều công ty đã đưa logo hay hình ảnh của họ vào code để quảng bá thương hiệu và đảm bảo tính xác minh của sản phẩm.

Vai trò không thể thay thế của Barcode/ QR code trong quản lý nhà máy

Mã vạch thường thấy nhất trong các siêu thị để gắn thẻ các loại hàng hóa. Tuy nhiên, trong sản xuất công nghiệp, các mã Barcode/ QR code này cũng cực kỳ phổ biến. Đặc biệt các loại mã vạch này đóng vai trò quan trọng trong quản lý hàng tồn kho tại nhà máy. Cụ thể:

quản lý nhà máy

  • Kiểm đếm hàng tồn kho. Bằng cách áp dụng nhãn mã vạch cho các sản phẩm tồn kho, chỉ cần thiết lập và quét các mã vạch được gán lên hàng hóa, doanh nghiệp có thể nắm được số lượng  hàng xuất kho/nhập kho là bao nhiêu. Điều này sẽ giảm công việc chân tay cho nhân viên trong doanh nghiệp trong kiểm soát các kho hàng hóa.
  • Hỗ trợ nhân viên kiểm tra hàng trong kho. Hoạt động kiểm tra hàng hóa có lẽ là nỗi ám ảnh của các nhân viên kho. Bởi số lượng hàng hóa quá nhiều và có trăm, nghìn chủng loại mặt hàng. Phương pháp quản lý thông thường bằng sổ sách truyền thống hoặc excel mất nhiều thời gian kiểm tra mới biết số lượng hàng hóa mình cần trong còn bao nhiêu, còn hay hết.
  • Xác định vị trí hàng hóa. Khi hàng hóa trong kho với số lượng lớn, sẽ khiến nhân viên kho khó xác định vị trí của mặt hàng cần tìm kiếm ở khu vực nào trong kho đặc biệt là những nhân viên mới.
  • Giảm chi phí lưu kho. Không kiểm soát tốt kho khiến hàng tồn kho càng lớn, hay các sản phẩm quá cồng kềnh, phải sử dụng nhiều thiết bị lưu kho cùng các chi phí khác như điện, nước, nhân công,… thì chi phí lưu kho sẽ tăng lên. Bên cạnh đó hàng hóa lâu ngày có thể dẫn đến hư hỏng gây thất thoát vốn.
  • Tránh thất lạc hàng hóa. Việc sử dụng các mã vạch, hoạt động ngăn ngừa mất mát/ thất lạc hàng hóa cũng là lợi thế của công nghệ này. Vì tất cả các mặt hàng tồn kho sẽ được theo dõi chặt chẽ bằng cách sử dụng hệ thống mã vạch, các mặt hàng bị đánh cắp sẽ được ghi nhận nhanh hơn nhiều. Cho dù hành vi trộm cắp là từ khách hàng, hoặc nội bộ của nhân viên, tình trạng này cũng sẽ được hạn chế tối đa.
  • Quản trị tình trạng hàng hóa thiết bị. Đặt mã vạch trên trên máy móc trong khu vực sản xuất cho phép doanh nghiệp có thể quản lý chúng trên hệ thống máy tính. Các thông tin về thiết bị, tình trạng thiết bị nhanh chóng và dễ dàng được tìm kiếm khi quét Barcode/QR code trên các thiết bị đó. Từ những thông tin này, doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động bảo trì máy móc khi cần thiết, báo cáo về các vấn đề an toàn và hao mòn thiết bị…

Đối với các hoạt động quản trị nhân sự hay các vấn đề đặc thù khác, vai trò của Barcode/QR code cũng rất đậm nét. Các doanh nghiệp thường cấp cho nhân viên một thẻ/phiếu ID bao gồm một dãy mã vạch. Mã vạch này có thể được quét để kiểm tra nhân viên ra vào nhằm mục đích theo dõi thời gian làm việc trong các khu vực sản xuất trong doanh nghiệp. Tại các khu vực sản xuất hoặc các khu vực yêu cầu tính bảo mật, các cửa bảo mật có thể được lập trình để chỉ mở khóa sau khi quét thẻ ID bằng mã vạch đã được phê duyệt.

Đọc thêm: Bí quyết quản lý kho theo QR code của vendor cấp 1 của Honda: Goshi Thăng Long

quản lý nhà máy

Các loại mã vạch hay sử dụng trong công nghiệp

Các loại mã vạch khác nhau được thiết kế đặc biệt cho các môi trường khác nhau. Nếu doanh nghiệp chọn sai sẽ khiến nhãn bị mờ, bong tróc trong quá trình sản xuất các sản phẩm công nghiệp.  Do vậy, khi sử dụng mã vạch Barcode hoặc mã QR trong sản xuất công nghiệp, doanh nghiệp cần lựa chọn loại mã vạch phù hợp. Dưới đây là một vài lưu ý khi lựa chọn các loại mã vạch hiện nay:

  • Mã vạch bằng giấy 

Đây là loại mã vạch cơ bản và sơ khai nhất. Nó được làm bằng một loại giấy có độ bền sẽ tồn tại trong một thời gian dài trong điều kiện bình thường. Đây thường là lựa chọn tiết kiệm nhất, nhưng không dành cho môi trường quá khắc nghiệt.

  • Mã vạch chống dầu và bụi bẩn 

Bất cứ môi trường nào có dầu, bụi bẩn hoặc các chất gây ô nhiễm khác, doanh nghiệp nên sử dụng các mã vạch có khả năng chống dầu và bụi bẩn. Nó có thể dễ dàng được lau sạch và kết dính chắc vào bề mặt sản phẩm.

  • Mã vạch chịu nhiệt 

Trong môi trường nhiệt độ cao, chất kết dính của các mã vạch có thể bị bong tróc hoặc phá hủy. Để đáp ứng được yêu cầu của thị trường, các mã vạch đặc biệt chịu nhiệt độ cao đã được sản xuất.

  • Mã vạch chống nước 

Các nhãn chống nước sẽ giữ chắc và đảm bảo chất lượng ngay cả khi bị ướt nước. Loại mã vạch này vô cùng lý tưởng cho các cơ sở biển, khu vực rất ẩm ướt, hoặc những nơi sản xuất thường xuyên sử dụng nước.

  • Mã vạch chống axit ắc quy 

Khi đặt nhãn trên pin hoặc khu vực có tính axit cao khác, các mã vạch làm từ vật liệu kháng axit luôn được ưu tiên sử dụng.

  • Mã vạch cho Dây & Cáp 

Khi được sử dụng nhãn cho dây và cáp, các nhãn có mã vạch có thể được bọc mà không làm biến dạng mã vạch. Chúng cũng được thiết kế với các kích thước phù hợp để gắn lên được các loại dây hoặc cáp to nhỏ khác nhau.

Đọc thêm: Ứng dụng công nghệ 4.0 trong nhà máy bao bì thông minh

quản lý nhà máy

Kết

Ngày nay, các mã vạch đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát và quản lý hàng tồn kho trong nhà máy. Sử dụng hiệu quả các loại mã vạch này, doanh nghiệp còn có thể giảm chi phí cho doanh nghiệp bên cạnh các mục tiêu khác. Để tìm hiểu thêm về quy trình quản lý kho theo Barcode/QR code, doanh nghiệp có thể liên hệ tới Hotline 0986.196.838.

 

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng