Quy tắc 4M trong sản xuất và phương pháp áp dụng hiệu quả 4M
28/05/2021
Nội dung bài viết
Có rất nhiều nguyên tắc cơ bản nhưng đem lại hiệu quả vô cùng lớn đối với hoạt động quản lý sản xuất, trong đó có quy tắc 4M – ứng dụng gói gọn mọi yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất: Man, Material, Machine và Method.
Quy tắc 4M trong sản xuất
MAN (Lực lượng lao động trong doanh nghiệp)
- Con người là nhân tố trực tiếp tạo ra và có quyết định đến chất lượng sản phẩm. Dù trình độ công nghệ có hiện đại đến đâu, nhân tố con người vẫn được coi là nhân tố căn bản nhất tác động đến hoạt động quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác phối hợp giữa mọi thành viên và bộ phận sẽ quyết định tới chất lượng sản phẩm doanh nghiệp.
- Chất lượng không chỉ thỏa mãn nhu cầu khách hàng bên ngoài mà còn phải thỏa mãn nhu cầu khách hàng bên trong doanh nghiệp. Hình thành và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu về thực hiện mục tiêu chất lượng là một trong những nội dung cơ bản của quản lý chất lượng trong giai đoạn hiện nay.
MACHINES (Khả năng về máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của doanh nghiệp)
- Trình độ hiện đại của máy móc thiết bị và quy trình công nghệ của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt là những doanh nghiệp tự động hóa cao, có dây chuyền sản xuất hàng loạt.
- Xác định đúng phương hướng đầu tư phát triển sản phẩm mới, hoặc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm trên cơ sở tận dụng công nghệ hiện có với đầu tư đổi mới là một biện pháp cần được đẩy mạnh của mỗi doanh nghiệp
MATERIALS (Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp)
- Một trong những yếu tố đầu vào tham gia cấu thành sản phẩm và hình thành chất lượng sản phẩm là nguyên vật liệu. Vì vậy, chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến thành phẩm của nhà máy. Tính đồng nhất và tiêu chuẩn hóa của nguyên liệu là cơ sở quan trọng cho ổn định chất lượng sản phẩm.
- Để thực hiện tốt các mục tiêu chất lượng đặt ra cần tổ chức tốt hệ thống cung ứng, đảm bảo nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Một hệ thống cung ứng tốt là một hệ thống có sự phối hợp hiệp tác chặt chẽ đồng bộ giữa bên cung ứng và doanh nghiệp sản xuất.
METHODS (Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp)
- Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống, trong đó có sự phối hợp đồng bộ thống nhất giữa các bộ phận chức năng. Chất lượng của hoạt động quản lý phản ánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.
- Với phương pháp công nghệ thích hợp, với trình độ tổ chức quản lý sản xuất tốt sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể khai thác tốt nhất các nguồn lực hiện có, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bí quyết ứng dụng 4M trong sản xuất
- Trình độ quản trị đặc biệt là quản trị chất lượng là nhân tố cơ bản góp phần đẩy nhanh tốc độ cải tiến, hoàn thiện chất lượng sản phẩm của các nhà máy;
- Người quản trị cần nhận thức rõ nét về vai trò của chất lượng trong cuộc chiến cạnh tranh để đưa ra đường lối, chiến lược kinh doanh đúng đắn quan tâm đến vấn đề chất lượng.
- Trên cơ sở đó, quản lý tại các phân xưởng cần tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các khâu, các chuyền của quá trình sản xuất nhằm mục đích cao nhất là hoàn thiện chất lượng sản phẩm.
- Năng lực chuyên môn của đội ngũ quản lý sẽ ảnh hưởng đến khả năng xác định chính sách, mục tiêu chất lượng và cách thức tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình kế hoạch chất lượng.
- Doanh nghiệp cần thực hiện mục tiêu quản lý chất lượng đồng bộ trên toàn nhà máy, phải coi đây là nhiệm vụ chung cần có sự tham gia của mọi đối tượng bao gồm cả nhóm công nhân.
- Đồng thời công tác quản lý chất lượng tác động mạnh mẽ đến công nhân sản xuất thông qua chế độ khen thưởng hay phạt hành chính để từ đó nâng cao ý thức lao động và tinh thần cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đọc thêm: Kiểm soát sản xuất với quy tắc 4M
Các phương pháp áp dụng hiệu quả 4M trong sản xuất
Doanh nghiệp có thể đưa ra các khía cạnh như:
- Nội dung tiêu chuẩn công việc có đảm bảo nhu cầu sản xuất không?
- Quy trình vận hành có hợp lý không?
- Phương pháp đang áp dụng hiện nay có tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu không?
- Năng suất trong nhà máy có đảm bảo yêu cầu tiêu thụ không?
- Phương pháp tiến hành có an toàn không?
- Biểu đồ theo dõi kế hoạch thực hiện như thế nào?
- Lịch trình công việc và mức độ hoàn thành của nhân sự được theo dõi ra sao?
- Có sách hướng dẫn thao tác không?
Có thể thấy, để quản trị sản xuất tốt cần có phương hướng, mục tiêu cũng như chiến lược rõ ràng. Trong đó việc ứng dụng các phương pháp hay quy tắc sản xuất được coi là bí quyết hàng đầu giúp doanh nghiệp sản xuất cải tiến hoạt động kinh doanh hiện nay.
Đọc thêm: 6 xu hướng chính tác động đến nền sản xuất thông minh
Tags: sản xuất thông minh
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng
Copyright © 2021 ifactory.com.vn All right reserved