Vai trò của Six Sigma trong nền công nghiệp 4.0

01/07/2021

Thuật ngữ Công nghiệp 4.0 đề cập quá trình đưa hoạt động sản xuất trở nên thông minh hơn bằng cách áp dụng các hệ thống thông tin tiên tiến và công nghệ sáng tạo, từ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) đến robot và trí tuệ nhân tạo. Trong khi đó, các triết lý sản xuất cổ điện như Six Sigma lại có thể tăng cường sức mạnh trong hoạt động này tại các doanh nghiệp sản xuất.

>>>Đọc thêm: Trí tuệ nhân tạo của IBM có khả năng dự đoán chính xác 95% những nhân viên sẽ nghỉ việc

Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?

Từ góc độ lịch sử, các bước lặp lại của cuộc cách mạng công nghiệp như sau.

  • Công nghiệp 1.0 – Vào cuối thế kỷ 19, máy chạy bằng nước và hơi nước làm tăng khả năng sản xuất
  • Công nghiệp 2.0 – Điện xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, trở thành nguồn năng lược chính và dễ sử dụng hơn nhiều so với nước và hơi nước
  • Công nghiệp 3.0 – Tạo ra bóng bán dẫn và chip mạch tích hợp dẫn đến máy móc, máy tính và hệ thống phần mềm tự động
  • Công nghiệp 4.0 – Những đổi mới trong công nghệ truyền thông đã loại bỏ rào cản về khoảng cách và địa lý. Khả năng kết nối đã dẫn đến các hệ thống thông minh đã thay đổi sản xuất và kinh doanh

Không giống như các cuộc cách mạng công nghiệp trong quá khứ, Công nghiệp 4.0 không chỉ đề cập đến một bước tiến nhảy vọt về đổi mới mà còn là sự kết hợp của nhiều cuộc cách mạng khác nữa trên toàn cầu. Chúng liên quan cả đến những ứng dụng của các cảm biến thu thập và truyền dữ liệu như một phần của Internet vạn vật (IoT), Phần mềm dạng dịch vụ (SaaS), Công nghệ điện toán đám mây, công nghệ người máy và máy học và trí tuệ nhân tạo.

Mục tiêu của các doanh nghiệp khi tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là đồng bộ hóa các máy móc thông minh trong toàn bộ quy trình đầu cuối, bao gồm nhà cung cấp, sản xuất và giao hàng. Điều này cũng liên quan đến việc tối ưu hóa và tích hợp các hệ thống quản lý hàng tồn kho, hậu cần và vận tải.

>>>Đọc thêm: DN Việt cần chuẩn bị gì để đón đầu nền sản xuất công nghiệp 4.0

Một số khái niệm về Six Sigma

Six Sigma được hiểu cơ bản là một hệ phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh và quản lý chất lượng bằng cách dựa trên thống kê để tìm ra lỗi, xác định nguyên nhân của lỗi và xử lý lỗi nhằm làm tăng độ chính xác của các quy trình được áp dụng tại doanh nghiệp.

Trước tiên, Six Sigma không phải là một hệ thống quản lý chất lượng giống như ISO 9001. Hệ phương pháp này đem tới một tư duy mới rằng thay vì tập trung vào xử lý các sản phẩm lỗi, doanh nghiệp nên đầu tư cải thiện quy trình để ngăn lỗi xảy ra, tạo lập sự ổn định gần như hoàn hảo trong quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, Six Sigma sử dụng phương pháp thống kê để đếm số lỗi phát sinh trong một quá trình, sau đó tìm ra cách để khắc phục, đưa nó tới càng gần mức “hoàn hảo” càng tốt. Chỉ khi nào một quy trình không tồn tại hơn 3,4 lỗi trên mỗi một triệu cơ hội (sản phẩm), nó mới đạt được mức tiêu chuẩn của Six Sigma. Trong điều kiện thực tế, một quy trình Six Sigma có sự hoàn hảo đến mức 99,99966%. 

6 sigma trong nền sản xuất 4.0

>>>Đọc thêm: Lean manufacturing: Muda, Mura và Muri

Cách Công nghiệp 4.0 và Six Sigma tương trợ lẫn nhau

Khi Công nghiệp 4.0 đã phát triển cách hệ thống nhà máy hoạt động, tạo ra cái được gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các phương pháp cải tiến quy trình liên tục như Six Sigma ngày càng trở nên hữu ích.

Các phương pháp tiếp cận theo hướng dữ liệu được sử dụng Six Sigma được hỗ trợ bởi công nghệ Công nghiệp 4.0 sáng tạo. Đồng thời, cải tiến quy trình có thể giúp các tổ chức tận dụng tốt hơn các công nghệ đổi mới, đặc biệt là thu thập và phân tích dữ liệu.

Thông thường, các doanh nghiệp sẽ áp dụng Lean Six Sigma kết hợp hai phương pháp quy trình – Lean và Six Sigma. Lean tập trung chủ yếu vào việc loại bỏ lãng phí và tất cả các phần không gia tăng giá trị của một quy trình, với giá trị được xác định là những gì mang lại lợi ích cho người dùng cuối.

Trong khi đó, Six Sigma cung cấp các công cụ và kỹ thuật có thể loại bỏ các khuyết tật và sai sót trong một quy trình, giảm thiểu sự thay đổi và cho phép tạo ra sự nhất quán hơn trong việc tạo ra các sản phẩm chất lượng.

Các công cụ và kỹ thuật được tìm thấy trong cả hai phương pháp có thể giúp ích cho các quy trình của Công nghiệp 4.0. Như đã chỉ ra bởi AME, việc sử dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao quy trình vẫn là một quy trình có thể được thực hiện tốt hơn với việc cải tiến quy trình.

Arc Advisory Group cho rằng lập bản đồ dòng giá trị là một công cụ hữu ích trong Công nghiệp 4.0. Sử dụng bản đồ dòng giá trị bao gồm việc vạch ra chi tiết quy trình hiện tại, giúp xác định các khu vực đang xảy ra lãng phí và sai sót.

Đặc điểm nổi bật của Công nghiệp 4.0 là nó kết hợp công nghệ sáng tạo đã thay đổi cách thức hoạt động của các tổ chức. Một trong những cải tiến quan trọng là các cảm biến được sử dụng trong IoT. Các cảm biến này cho phép thu thập dữ liệu ở tất cả các cấp trong chuỗi giá trị. Dữ liệu đó sau đó được sử dụng để phân tích chi tiết và phức tạp hơn.

Dữ liệu chính xác hơn này có thể giúp củng cố các phương pháp tiếp cận theo hướng dữ liệu của Lean Six Sigma, theo một bài báo được xuất bản bởi Tạp chí Quốc tế về Khoa học Tiên tiến, Kỹ thuật và Công nghệ Thông tin.

Trang báo này đã viết Công nghiệp 4.0 cho phép lập kế hoạch sản xuất theo thời gian thực, cùng với khả năng tự tối ưu hóa năng động. Hơn nữa, nâng cao cải thiện hiệu suất của các dự án Six Sigma hay Lean Six Sigma với việc thu thập và phân tích dữ liệu nhanh hơn. Điều đó dẫn đến việc xác định nhanh hơn sự lãng phí và nguyên nhân gốc rễ của các biến thể có thể dẫn đến sai lầm.

Một số ý kiến khác cho rằng cải tiến quy trình, trong đó con người đóng vai trò chủ chốt, sẽ giữ cho các tổ chức tập trung vào khách hàng và cách nhân viên của họ phù hợp với quy trình khi họ chuyển đổi sang Công nghiệp 4.0.

Ví dụ, như Arc Advisory Group đã chỉ ra, các nhà sản xuất nên giáo dục nhân viên về Công nghiệp 4.0 là một phần của quá trình chuyển đổi, cũng như hỗ trợ các nhóm Kaizen nỗ lực tìm kiếm các ứng dụng thực tế cho công nghệ mới.

>>>Đọc thêm: Tìm hiểu Lean Manufacturing – Mô hình quản lý sản xuất tinh gọn

Kết luận

Rõ ràng rằng trong xu hướng phát triển chung của thời đại công nghiệp 4.0, các hệ phương pháp truyền thống như Six Sigma hay Lean vẫn có chỗ đứng vô cùng quan trọng. Việc doanh nghiệp có thể ứng dụng hài hòa cả công nghệ hiện đại và phương pháp đang hiện hữu sẽ mang đến những lợi ích lớn hơn cho toàn bộ chuỗi sản xuất và kinh doanh. 

Tags: Six Sigma
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng