Ứng dụng của dữ liệu lớn (BigData) vào các ngành kinh tế hiện nay

02/06/2021

Dữ liệu lớn (Big Data) đang được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, tạo những chuyển biến ấn tượng, giúp tăng hiệu quả và năng suất của doanh nghiệp.

  1. Thương mại điện tử

Trong kỷ nguyên tiêu dùng thông minh, thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực nhận được những lợi ích vượt trội của việc ứng dụng big data trong quản trị. Cách thức ứng dụng Big Data:

– Từ mối quan tâm của khách hàng trên trải nghiệm số (lượt xem, lượt thích, lượt tìm kiếm về sản phẩm), doanh nghiệp có thể thấu hiểu những gì mà khách hàng mong muốn, để đưa ra các chiến lược tiếp thị phù hợp. Ngoài ra, việc dự đoán được nhu cầu về từng loại sản phẩm từ khi khách hàng bắt đầu có nhu cầu sẽ giúp mỗi đơn vị chuẩn bị hàng hóa tồn kho tốt hơn.

– Quản lý các sàn thương mại điện tử có thể xác định đâu là sản phẩm đang được quan tâm để tối ưu thời gian hiển thị các trang sản phẩm này.

– Big Data hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá hành vi của khách hàng và đề xuất các sản phẩm tương tự. Như vậy, giúp gia tăng giá trị vòng đời khách hàng.

– Các ứng dụng Big Data còn có thể tạo một báo cáo tùy chỉnh theo các tiêu chí: độ tuổi, giới tính, địa điểm của khách truy cập,…

– Việc phân tích một nguồn dữ liệu khổng lồ giúp các sàn thương mại trực tuyến sàng lọc được hành vi bán hàng gian lận, cải thiện niềm tin khách hàng thông qua phát hiện hàng giả, nguồn gốc không rõ ràng, không đúng như quảng cáo.

dữ liệu lớn

Đọc thêm: Ứng dụng Big Data trong các doanh nghiệp hàng đầu thế giới

  1. Ngành Ngân hàng 

Ngân hàng là một lĩnh vực dịch phụ phức tạp, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ Fintech bùng nổ, giao dịch số gia tăng. Việc ứng dụng big data được kỳ vọng giúp giảm áp lực cho lĩnh vực này. Big Data đã tham gia vào rất nhiều công đoạn của ngân hàng, từ thu tiền mặt, giao dịch điện tử đến quản lý tài chính. Cách thức ứng dụng Big Data:

– Khả năng phân tích dữ liệu một cách khổng lồ và nhanh chóng của Big data cho phép các ngân hàng nắm bắt các gian lận ngay khi xảy ra, đảm bảo không có giao dịch trái phép nào được thực hiện nhờ vào các thuật toán phân tích dữ liệu và học máy. Điều này đảm bảo lợi ích của khách hàng và chính ngân hàng. 

– Trong bối cảnh ngân hàng kỹ thuật số bùng nổ, các ngân hàng cần xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu lớn như: Định danh số, nhận biết khách hàng điện tử, an ninh mạng, công nghệ đám mây,… 

– Nhằm đảm bảo an ninh cho ngân hàng và thực hiện suôn sẻ các hoạt động hàng ngày, ngân hàng cần sự hỗ trợ rất lớn từ khoa học dữ liệu nhằm xử lý, lưu trữ và phân tích lượng dữ liệu khổng lồ từ các giao dịch và thông tin khách hàng cung cấp. 

dữ liệu lớn

Đọc thêm: Đối mặt với dữ liệu lớn: Thách thức trong quản lý doanh nghiệp

  1. Ngành Dịch vụ khách hàng

Nắm bắt nhu cầu khách hàng nhằm đưa ra chiến lược kinh doanh độc đáo, sáng tạo luôn là thách thức cũng như mục tiêu của bất kì doanh nghiệp. Ứng dụng Big Data cho phép mỗi đơn vị có thể giải quyết bài toán trên theo cách hoàn toàn mới:

– Big Data sẽ thu thập các dữ liệu về hành vi khách hàng để hỗ trợ doanh nghiệp thiết kế mô hình tiếp thị tối ưu, tùy biến theo đối tượng hoặc nhóm đối tượng nhằm tăng khả năng bán hàng của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra dịch vụ tốt hơn, nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

– Từ lượng dữ liệu thu thập được, doanh nghiệp sẽ phân tích hành vi, sự quan tâm và xu hướng của khách hàng để tạo ra các sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu đó.

– Dựa vào các dữ liệu sẵn có, Big Data tiến hành phân tích và tìm ra sự tương đồng giữa khách hàng và nhu cầu của họ, từ đó, đưa ra chiến dịch quảng cáo phù hợp và dễ dàng tiến hành các hoạt động quảng cáo hơn.

  1. Ngành Bán lẻ

Khả năng thu thập thông tin về khách hàng một cách trực quan và phong phú đã cho giúp các dữ liệu lớn có thể phân tích thị trường cạnh tranh và xác định mối quan tâm của khách hàng, mang lại cơ hội cho ngành Bán lẻ trong cuộc cạnh tranh chiếm giữ niềm tin và sự hài lòng của khách hàng. Từ đó, cải thiện cải thiện hiệu suất và hiệu quả bán hàng của doanh nghiệp. Cách thức ứng dụng Big Data đối với thị phần ngành bán lẻ:

– Nhà quản lý có thể xây dựng mô hình chi tiêu của từng khách hàng dựa trên Big Data. Từ đó giúp xác định chiến lược kinh doanh một các chuẩn xác cũng như định giá hàng hóa phù hợp hơn.

– Nhờ những dữ liệu thu thập được, Big Data đưa ra các phân tích dự đoán, từ đó ngành Công nghiệp có thể so sánh tỷ lệ cung – cầu, tránh tiếp tục tung ra thị trường các sản phẩm không được khách hàng đón nhận.

– Big Data sẽ kết hợp phân tích cùng lúc các dữ liệu về thời điểm, giao dịch, truyền thông xã hội và dự báo thời tiết để xác định chính xác sản phẩm phù hợp nhất từ đó dự trữ nguồn sản phẩm sẵn sàng cung ứng cho khách hàng.

Đọc thêm: Các bước ứng dụng dữ liệu lớn

  1. Lĩnh vực sản xuất

Công nghiệp là một trong những lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ nhất từ xu hướng chuyển đổi các nhà máy và nền sản xuất trở nên thông minh hơn. Nền tảng kỹ thuật số đang dần trở thành xu hướng chính nhằm nâng cao tính cạnh tranh và tính thích ứng với các biến đổi thị trưởng nền sản xuất tương lai. Cách mà dữ liệu lớn nâng cao hiệu quả sản xuất mỗi nhà máy:

– Cải thiện hiệu quả sản xuất và hiệu suất nhà máy và thành phẩm được tạo ra nhờ các ứng dụng phân tích chuyên sâu được tích hợp với máy móc và thiết bị ở phân xưởng.

– Tăng cường tính chính xác trong các kế hoạch sản xuất, đem lại cho nhà quản trị cái nhìn về nhà máy toàn diện và có khả năng đưa ra các dự báo.

– Khả năng phân tích theo thời gian thực và khả năng hiển thị trực quan toàn bộ nhà máy thông qua một giao diện thông minh.

Kết

Big Data vừa là mục tiêu đặt ra vừa là thách thức cho các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số. Sự chuyển mình này đòi hỏi các đơn vị phải chuẩn bị cho mình một lộ trình lâu dài và chiến lược toàn diện.

Đọc thêm: Nhà máy thông minh – Đích đến của mọi nhà sản xuất

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Big Data
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng