Áp dụng công nghệ Big Data để triển khai công nghiệp thông minh

30/01/2020

Big Data là công nghệ mới với kho tài nguyên giá trị cùng lượng dữ liệu số tăng lên theo cấp lũy thừa mỗi ngày. Áp dụng công nghệ Big Data để triển khai công nghiệp thông minh là xu hướng không thể bỏ qua của doanh nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cùng Ifactory điểm qua một số vấn đề cần lưu ý khi ứng dụng công nghệ này trong sản xuất thông minh trong bài viết dưới đây.

>>> Đọc thêm: Ứng dụng công nghệ 4.0 vào doanh nghiệp làm thay đổi sản xuất như thế nào?

Big Data có nghĩa là gì?

Sự ra đời của các kênh truyền thông mới như mạng xã hội và các thiết bị công nghệ mới tiên tiến đã dẫn đến sự phát triển của các tập dữ liệu với cấu trúc phức tạp và khối lượng tăng theo cấp số nhân trong từng giây. Lượng dữ liệu này lớn đến mức các phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống không đủ khả năng thu thập, quản lý và xử lý dữ liệu trong một khoảng thời gian hợp lý. Lúc này, con người đứng trước thách thức phải tìm những cách khác để xử lý dữ liệu. Và đó là lúc Big Data được hình thành.

Big Data là từ dùng để chỉ công nghệ xử lý các tập dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp. Ngày nay, công nghệ này không chỉ cần thiết mà còn là câu trả lời cho hầu hết các vấn đề thông tin toàn cầu. 

Công nghệ Big Data thường đặc trưng với 3V:

  • Volume: Khối lượng dữ liệu
  • Variety: Sự đa dạng của các loại dữ liệu
  • Velocity: Vận tốc mà dữ liệu cần phải được xử lý và phân tích

So với dữ liệu truyền thống, Big data đòi hỏi phải xử lý dữ liệu quy mô lớn và tốc độ nhanh hơn rất nhiều. Nếu được khai thác đúng hướng thì Big Data sẽ mang lại tiềm lực cạnh tranh lớn cho bất kì doanh nghiệp nào, đặc biệt với công nghiệp thông minh.

>>> Đọc thêm: Đối mặt với dữ liệu lớn: Thách thức trong quản lý doanh nghiệp

Ứng dụng nổi bật của Big Data cho công nghiệp thông minh

  • Giúp doanh nghiệp thoát khỏi rắc rối với khối dữ liệu khổng lồ

Trong mô hình nhà máy ở kỉ nguyên 4.0, hệ thống máy móc cung cấp khối lượng dữ liệu khổng lồ, đưa tới nhiều loại thông tin khác nhau với tốc độ tăng trưởng theo từng phút nhằm phục vụ công tác phân tích của giới chuyên môn. Trong bối cảnh đó, sự tích trữ dữ liệu sẽ lớn tới mức gần như không tưởng, thật khó để làm tốt công việc xử lý thông tin nếu chỉ ứng dụng trên các cơ sở dữ liệu truyền thống. 

Nhưng với kho chứa dữ liệu khổng lồ và khả năng tổng hợp, phân tích mạnh mẽ của mình, công nghệ Big Data sẽ giải quyết tốt vấn đề rắc rối nêu trên chỉ nếu doanh nghiệp đảm bảo cung ứng cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc tính toán dữ liệu lớn.

  • Tối ưu hóa giá cả

Trong công nghiệp thông minh, nhờ sự cập nhật dữ liệu linh động của Big Data, nhà quản lý sẽ có một cái nhìn trực quan toàn bộ quy trình sản xuất từ đầu tới cuối. Như vậy, toàn bộ quy trình sản xuất được giám sát và cải thiện kịp thời bất kỳ khi nào có vấn đề xảy ra trong dây chuyền, thời gian kiểm tra sản phẩm cũng sẽ được rút xuống, điều này tiết kiệm cho doanh nghiệp rất nhiều chi phí mà vẫn có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất tới tay người sử dụng. 

Đối với một doanh nghiệp thì công nghệ Big Data cũng tham gia hỗ trợhoạt động định giá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó. Để tăng lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu giá cả của các đối thủ cùng ngành và xu hướng của khách hàng. Nếu được ứng dụng tốt, Big Data sẽ đưa ra được những phân tích có giá trị giúp doanh nghiệp có quyết định chính xác hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh và gia tăng được lợi nhuận cho doanh nghiệp.

  • Phòng chống nguy cơ an ninh giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro

Công nghệ Big Data còn được áp dụng rất nhiều trong việc cải thiện bảo mật và cho phép thực thi pháp luật. Dễ dàng nhận thấy nhất là các doanh nghiệp trên thế giới sử dụng các kỹ thuật của Big Data để phát hiện, ngăn chặn cuộc tân công trên mạng, ví dụ các công ty thẻ tín dụng sử dụng dữ liệu lớn để để phát hiện các giao dịch gian lận. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay thì các doanh nghiệp vận dụng rất nhiều đến đến yếu tố bảo mật quyền lợi của thương hiệu, giảm thiểu tối đa các rủi ro từ yếu tố môi trường bên ngoài tác động vào.

  •  Cung cấp bức tranh toàn cảnh rõ nét của doanh nghiệp

Nhiều tiến bộ công nghệ trong các nhà máy thông minh dẫn đến nhu cầu thu thập liên tục dữ liệu từ các hệ thống sản xuất. Lúc này, nhà sản xuất cần tới công nghệ Big Data để thúc đẩy hơn nữa quá trình ghi nhận, xử lý dữ liệu thô và phân tích giúp doanh nghiệp tận dụng tốt hơn dữ liệu thu thập được. 

Phân tích trong Big Data được sử dụng để xử lý dữ liệu và thực hiện các khả năng nâng cao như phân tích báo cáo không tuân thủ, bảo mật nâng cao, bảo trì dự đoán và phòng ngừa, tối ưu hóa tải nhà máy, quản lý chuỗi cung ứng, phân tích rủi ro tài chính và giám sát vận hành để cải thiện hiệu quả thiết bị tổng thể. Như vậy Big Data cung cấp cho người điều hành doanh nghiệp một bức tranh rõ ràng hơn về quy trình sản xuất. 

Đọc thêm: Trở ngại khi ứng dụng công nghệ Big Data

Để hiện thực hóa những lợi ích của Công nghệ Big Data, doanh nghiệp phải trả lời được câu hỏi làm thế nào để thu thập đủ số lượng dữ liệu cần thiết, và cách sử dụng làm sao cho tốt nhất lượng dữ liệu khổng lồ mình có để đưa ra quyết định sáng suốt hơn. Điều đó đòi hỏi có một đơn vị tư vấn giải pháp chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và cam kết đồng hành cùng quá trình ứng dụng của doanh nghiệp. Để được tư vấn kĩ hơn về ứng dụng Big Data cho doanh nghiệp sản xuất, vui lòng liên hệ tới số điện thoại: 0986.196.838

Tags: Big Data
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng