Ngân hàng có cần triển khai ERP không?
Nội dung bài viết
Giải pháp ERP đang cách mạng hóa cách thức hoạt động của nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới. Tuy nhiên, với một ngành phức tạp như ngân hàng, liệu ERP có giải quyết được bài toán đặc thù của ngành này không? Doanh nghiệp ngân hàng có cần triển khai ERP không? Bài viết sau sẽ giải đáp vấn đề này một cách chi tiết nhất!
Lợi ích của ERP cho doanh nghiệp ngân hàng
Tăng cường năng suất công việc
Lợi ích rõ rệt nhất của việc triển khai ERP cho ngân hàng chính là tăng cường năng suất trong công việc. Phần mềm ERP có thể quản lý các nghiệp vụ mua – bán, tài chính – kế toán nội bộ, kho,… của ngân hàng trên một nền tảng, giúp việc kết nối thông tin giữa các bộ phận/chi nhánh trở nên dễ dàng hơn, đồng thời hỗ trợ người dùng truy cập – chia sẻ dữ liệu nhanh chóng.
Ngoài ra, ERP cũng cung cấp các báo cáo chi tiết, đa dạng và tự động. Các chỉ số thống kê sẽ được hiển thị trực quan trên dashboard, mang đến những thông tin cần thiết giúp nhà quản lý nắm bắt tình hình vận hành của doanh nghiệp và đưa ra các quyết sách phù hợp.
Tăng cường bảo mật dữ liệu
Thay vì phải sử dụng nhiều phần mềm riêng lẻ có thể gây thất thoát thông tin trong quá trình tích hợp, ngân hàng khi sử dụng giải pháp ERP có thể vận hành nhiều quy trình khác nhau trên một hệ thống duy nhất. Điều này giúp doanh nghiệp ngân hàng nâng cao khả năng bảo mật dữ liệu.
Minh bạch tài chính – Giảm chi phí hoạt động
Thiếu sự minh bạch tài chính trong kinh doanh là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp gặp tổn thất về tài sản, thậm chí không thể phát triển. Bằng cách sử dụng ERP, tính minh bạch tài chính của ngân hàng sẽ được đảm bảo nhờ dữ liệu đồng bộ hóa và được thể hiện đầy đủ, minh bạch thông qua các bảng báo cáo trực quan được cập nhật liên tục.
Đảm bảo tuân thủ pháp luật
Ngành ngân hàng phải tuân thủ các quy tắc và quy định nghiêm ngặt của bộ tài chính và chính phủ. Một giải pháp ERP tích hợp các tiêu chuẩn quy định về báo cáo có thể giúp ngân hàng đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt này, mang đến hiệu quả quản lý tối đa cho doanh nghiệp.
Ngân hàng có cần triển khai ERP không?
Nhắc đến ngân hàng, hầu hết mọi người đều liên tưởng đến các nghiệp vụ chính liên quan đến tiền mặt, tiền gửi, cho vay, lãi suất, chuyển tiền,… mà quên rằng ở một khía cạnh khác, ngân hàng cũng có các nhu cầu nội bộ như: Quản lý công nợ phải thu, công nợ phải trả, quản lý chi phí, quản lý tài sản cố định,…
Ngoài ra, hầu hết các ngân hàng hiện nay đều mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác như: Kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, dịch vụ kinh doanh chứng khoán,… Chính vì vậy, cũng như các doanh nghiệp khác, ngân hàng cũng có nhu cầu đánh giá tình hình kinh doanh, đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên và tối ưu hóa việc khai thác, sử dụng dịch vụ,…
Phần mềm ERP với khả năng quản lý tập trung các thông tin về hoạt động mua – bán, sản xuất, tài chính, kế toán,… trên một ứng dụng sẽ đảm bảo dữ liệu luôn được cập nhật nhanh chóng – chính xác, giúp nhà điều hành có cái nhìn toàn diện, từ đó ra quyết định chính xác hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, quản trị của ngân hàng.
Bên cạnh đó, một số giải pháp ERP còn cho phép mở rộng và tích hợp với các hệ thống khác như: quản lý quan hệ khách hàng (CRM), quản lý dịch vụ khách hàng, quản lý nhà cung cấp (SRM), ứng dụng báo cáo thông minh,… giúp các ngân hàng tùy chỉnh linh hoạt theo nhu cầu sử dụng để đáp ứng các nghiệp vụ khác nhau trong tổ chức.
Có thể thấy rằng, mặc dù hoạt động trong một lĩnh vực đặc thù, ngân hàng vẫn có thể sử dụng ERP để nâng cao hiệu quả vận hành và giải quyết một số bài toán nội bộ riêng.
Xem thêm: Bước quan trọng để triển khai thành công hệ thống ERP
Yêu cầu của phần mềm ERP dùng cho ngành ngân hàng
Khả năng tích hợp
Giải pháp ERP dùng cho ngành ngân hàng phải có khả năng tích hợp với các hệ thống ngân hàng chủ chốt như hệ thống quản lý tài chính, hệ thống quản lý rủi ro, hệ thống thanh toán cùng các công cụ phân tích dữ liệu, tạo báo cáo,… Việc tích hợp này đảm bảo dữ liệu được chia sẻ và cập nhật liên tục, tạo môi trường làm việc liền mạch, tránh việc nhập dữ liệu nhiều lần mất thời gian. Nhờ vậy ngân hàng có thể nắm bắt thông tin quan trọng, quản lý rủi ro đồng thời phân tích dữ liệu chính xác để đưa ra các quyết định chiến lược hiệu quả.
Sự thống nhất
Một cơ sở dữ liệu có khả năng kết nối dữ liệu từ các bộ phận, ứng dụng, quy trình khác nhau trong ngân hàng sẽ đảm bảo tính nhất quán trong việc xử lý dữ liệu, nâng cao hiệu quả vận hành. Đối với các ngân hàng, phần mềm ERP lý tưởng nhất là khi việc đồng bộ hóa dữ liệu và chia sẻ thông tin đạt đến mức độ toàn cầu, cho phép nhân viên có thể nhanh chóng truy cập vào hệ thống ERP để tiện theo dõi công việc, cập nhập thông tin nhanh chóng ở mọi hệ thống/chi nhánh.
Tính mở rộng
Để mở rộng quy mô ngân hàng, phần mềm ERP cần đáp ứng được việc xử lý khối lượng dữ liệu lớn, hỗ trợ số lượng người dùng khổng lồ, mở rộng theo yêu cầu kỹ thuật và công nghệ mới để đáp ứng được mọi sự thay đổi trong ngành ngân hàng trong tương lai.
Khả năng phân tích quản trị
Khả năng phân tích quản trị của phần mềm ERP cho ngành ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin quản trị chi tiết và thúc đẩy các quyết định chiến lược của các cấp lãnh đạo. ERP giúp dự báo doanh thu, lợi nhuận, rủi ro trên thị trường. Từ đó tạo tiền đề để ngân hàng đánh giá tình hình hiện tại, nhận biết xu hướng, tìm kiếm cơ hội một cách thông minh.
Xem thêm: Phần mềm ERP cho ngành phân phối: Bí quyết của người dẫn đầu
Tóm lại, ngân hàng nên triển khai ERP nếu muốn quản lý hoạt động một cách hiệu quả. Bằng việc tối ưu hóa quy trình, cung cấp báo cáo tài chính chính xác, cải thiện dịch vụ khách hàng và giảm chi phí, ERP sẽ là giải pháp hiệu quả giúp ngân hàng duy trì sự cạnh tranh và đạt được thành công lâu dài.
Copyright © 2021 ifactory.com.vn All right reserved