Các bước triển khai MES cho doanh nghiệp sản xuất

23/10/2020

Hệ thống điều hành sản xuất MES đang đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất tại các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực hiện nay. Những doanh nghiệp mới đang băn khoăn làm thế nào để triển khai hệ thống này một cách trơn tru và hiệu quả nhất, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để xác định từng bước đầu tiên triển khai MES tại cơ sở sản xuất.

mes

Khái niệm MES là gì?

Hệ thống điều hành sản xuất (MES) là các giải pháp phần mềm được xây dựng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả sản xuất và giúp các hoạt động sản xuất được thực thi một cách chủ động và có hệ thống. Hệ thống này kết nối nhiều thiết bị, máy móc, quy trình sản xuất thông qua các thiết bị đo đạc hoặc tín hiệu từ bộ điều khiển. Thông tin sản xuất được tích hợp trực tiếp với các màn hình hiển thị được bố trí ở các vị trí sản xuất và ứng dụng các dữ liệu từ phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP).

Các lợi ích của MES trong sản xuất là:

  • Tối ưu hóa sản xuất. Với các quy trình sản xuất được quản lý trên một nền tảng duy nhất, hệ thống MES cho phép các bộ phận phối hợp với nhau nhịp nhàng, nhanh chóng, giảm thiểu sai số;
  • Giảm chi phí sản xuất. MES giúp giảm chi phí sản xuất thông qua giảm giấy tờ, giảm thời gian sản xuất, giảm sai sót trong quá trình sản xuất, tránh tình trạng sản phẩm lỗi hỏng;
  • Tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hệ thống điều hành sản xuất MES giúp doanh nghiệp sản xuất thích nghi linh hoạt với các thay đổi của thị trường, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh với đối thủ;
  • Hỗ trợ doanh nghiệp chủ động bảo trì thiết bị. MES hỗ trợ kiểm soát chặt chẽ tình trạng vận hành trang thiết bị, từ đó xây dựng kế hoạch bảo trì phù hợp, giúp doanh nghiệp chủ động nguồn lực sản xuất;
  • Kiểm soát chất lượng hàng hóa. Hệ thống cho phép kiểm soát chất lượng từ nguyên vật liệu, WIP đến thành phẩm, giúp nhà sản xuất áp dụng các tiêu chuẩn trong sản xuất một cách thuận lợi;
  • Giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn. Với hệ thống thông tin luôn được cập nhật, nhà quản lý có thể nhanh chóng đưa ra các quyết định tối ưu nhất trong quá trình vận hành sản xuất.

Đọc thêm: Quản trị sản xuất 4.0 với 3S MES

mes

Các bước triển khai hệ thống MES dựa trên khung chương trình sản xuất

  • Xác định điểm cuối

Việc lựa chọn hệ thống MES là kết quả của sự lựa chọn chiến lược. Khi bắt đầu quá trình, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng về các mục tiêu kinh doanh và làm thế nào để đo lường kết quả thực hiện hành động để đi tới mục tiêu đó. Chỉ khi đó mới có thể xác định được trọng tâm của chức năng MES phải nằm ở đâu và chức năng nào không quá quan trọng. Điều này nghe có vẻ dễ dàng nhưng trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã và đang dành rất nhiều thời gian và tiền bạc để đầu tư, ứng dụng vào các chức năng không cần thiết hay được gọi là chức năng thừa trên hệ thống điều hành sản xuất tại doanh nghiệp.

  • Làm việc từng bước

Để có thể triển khai được MES hiệu quả, lộ trình của quá trình triển khai phải được xác định, bắt đầu với các chức năng đem lại hiệu quả lớn nhất với chi phí tương đối thấp và ít rủi ro hơn. Điều này cho phép dự án được thực hiện theo từng giai đoạn một cách hợp lý và có thể điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.

  • Triển khai mô hình MES theo mô hình Lean: Kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động (PDCA)

Chu trình PDCA bao gồm các yếu tố: “P” (Plan) là việc lập kế hoạch, “D” (Do) là thực hiện các kế hoạch đã đề ra, “C” (Check) có nghĩa là kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch và cuối cùng “A” (Act) là thực hiện điều chỉnh, cải tiến thích hợp để sau đó bắt đầu lại việc lập kế hoạch điều chỉnh này và thực hiện lại chu trình PDCA mới. 

Mô hình này được sử dụng thường xuyên trong những doanh nghiệp đang sử dụng mô hình sản xuất tinh gọn – Lean Manufacturing. Tuy nhiên bằng cách này, hệ thống MES cũng có thể được phát triển từng bước, các chức năng mới có thể mang lại lợi ích nhanh chóng và hạn chế rủi ro.  

  • Xây dựng hệ thống kiến thức nội bộ về MES

Là một tổ chức sản xuất, doanh nghiệp cần tích lũy kiến thức, đồng thời thông tin về hệ thống MES phải đồng nhất và đầy đủ đối với cả bộ máy quản lý và nhân viên. 

Suy cho cùng, công nhân chính là là những người hình thành mối liên kết giữa doanh nghiệp và hệ thống công nghệ thông tin. Trong quá trình triển khai dự án, mọi cán bộ công nhân viên cần phải được trau dồi các kiến thức về hệ thống MES, nhưng doanh nghiệp cũng phải chú ý đến việc lưu giữ kiến thức làm nền tảng ứng dụng để thực hiện dự án tiếp theo. Bằng cách này, việc triển khai MES sẽ có thể có những tác động tích cực đến quá trình cải tiến liên tục của doanh nghiệp.

  • Thống nhất và duy trì một mô hình MES 

Khi bạn đã lựa chọn mô hình MES nào dù là MES tiêu chuẩn hay đặc biệt là Lean MES, hãy kiên nhẫn và duy trì đúng đắn phương pháp này. Nếu bạn sử dụng cùng lúc quá nhiều loại hệ thống điều hành sản xuất, hiện tượng quá tải các chức năng hay triển khai quá nhiều chức năng trong khuôn khổ MES sẽ dẫn đến hệ quả là hệ thống MES không còn khả năng linh hoạt, tùy chỉnh. Bạn có thể tránh điều này bằng cách luôn đánh giá các thay đổi trong quá trình quản lý kinh doanh sản xuất và liên tục cân nhắc việc thực hiện chức năng trong hệ thống so với việc tìm kiếm giải pháp bên ngoài hệ thống.

Đọc thêm: Lựa chọn nhà cung cấp hệ thống MES – Một vài lưu ý

Kết

Năng lực của các nhà cung cấp giải pháp cũng như nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của hệ thống điều hành sản xuất (MES). Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề đầu tiên doanh nghiệp phải lưu tâm đến. Để có thể triển khai bất kỳ mô hình MES nào, doanh nghiệp của bạn cũng cần xác định thời điểm bắt đầu phụ hợp cũng như lên kế hoạch cho những bước triển khai đầu tiên. Doanh nghiệp của bạn cũng có thể liên hệ với những nhà tư vấn giải pháp uy tín như ITG qua hotline 092.6886.855 để được hướng dẫn cụ thể.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng