ERP 4.0: Thành tố không thể thiếu của nền tảng sản xuất 4.0

20/10/2020

Vai trò quan trọng Hệ thống hoạch định doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình nâng cao hiệu suất và chất lượng sản xuất kinh doanh quan trọng như thế nào là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên, đối với toàn bộ nền tảng sản xuất 4.0, ERP đóng vai trò như thế nào?

san xuat 4.0

Khái niệm công nghiệp 4.0 được áp dụng cho thời đại công nghiệp mới nhất  và cụ thể hơn là tác động của nó đối với các ngành sản xuất. Hiện nay, một số công nghệ mới đang hình thành để tạo sức mạnh cho cuộc cách mạng công nghiệp này và ERP chính là một thành tố trong số đó bên cạnh IoT, Trí tuệ nhân tạo,…

ERP là gì? Chúng khác gì với ERP 4.0?

ERP (được viết tắt từ cụm từ Enterprise Resources Planning) là Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Hiểu đơn giản thì hệ thống ERP truyền thống là một phần mềm thống nhất, đa chức năng liên kết mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ lập kế hoạch, thống kê, kiểm soát đến việc hỗ trợ đưa ra các báo cáo phân tích chuyên sâu, giúp cho nhà điều hành hoặc các bộ phận tác nghiệp hiệu quả.

Điểm phân biệt cơ bản nhất của việc ứng dụng phần mềm ERP so với cách áp dụng nhiều phần mềm quản lý rời rạc khác như phần mềm kế toán, quản lý nhân sự, quản lý kho… là tính tích hợp. ERP giúp theo dõi, quản lý thông suốt, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ứng kịp thời trước những thay đổi liên tục của môi trường bên ngoài.

Tuy nhiên, theo nhu cầu của nền sản xuất 4.0, hệ thống ERP hiện đại được xây dựng với nhiều điểm khác biệt so với hệ thống ERP truyền thống. Và, với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một hệ thống ERP 4.0 được xây dựng nhằm tận dụng các trụ cột công nghệ là hết sức cần thiết. Cụ thể, ERP thế hệ mới cần hội tụ các yếu tố cải tiến sau:

  • ERP có thể phát triển trên hệ thống đám mây

Hệ thống ERP không nên được chuyển từ triển khai tại chỗ sang chạy trên cơ sở hạ tầng đám mây, mà nó nên được thiết kế và xây dựng để chạy trên đám mây ngay từ đầu. Đây là điều kiện lý tưởng cho bất kỳ nhà cung cấp hay doanh nghiệp nào để triển khai ERP, tuy nhiên tại Việt Nam cơ sở hạ tầng của rất nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ để các nhà phân phối có thể xây dựng ERP trên đám mây.

Về lý thuyết, một ứng dụng gốc đám mây có nghĩa là hệ thống có thể được truy cập từ hầu như bất kỳ vị trí nào. Việc ERP có sẵn trên đám mây cũng có nghĩa là nhà cung cấp hiện chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động của trung tâm dữ liệu, bao gồm cơ sở hạ tầng, bảo mật, dự phòng, sao lưu và phục hồi dữ liệu,…. 

  • Hệ thống ERP cũng cần được kiến ​​trúc để tương tác với các hệ thống bên ngoài bằng các giao diện lập trình ứng dụng (API) có sẵn

Tận dụng đồng thời các ứng dụng của hệ thống Internet vạn vật (IoT) và Internet vạn vật trong công nghiệp (IIOT) là chìa khóa để ERP phù hợp hơn với nền sản xuất 4.0. Trong các nhà máy có hệ thống IoT, thiết bị sản xuất sẽ được kết nối với quá trình sản xuất thông qua các cảm biến và thiết bị thu thập dữ liệu khác như workstation, máy đọc mã vạch,…. Trong khi các hoạt động IoT công nghiệp làm nhiệm vụ thu thập dữ liệu, hỗ trợ điều khiển và tự động hóa khu vực sản xuất truyền thống, ERP cần phải bổ sung các giao thức thu thập dữ liệu và giao tiếp linh hoạt cần thiết để kết nối với các hoạt động sản xuất hiện tại và tương lai. 

san xuat 4.0

  • Hệ thống ERP thế hệ mới phải có khả năng xử lý lượng dữ liệu khổng lồ

Trong một bài báo gần đây, IoT Analytics ước tính rằng hiện có hơn 17 tỷ thiết bị được kết nối và trong tổng số này có khoảng 7 tỷ thiết bị IoT, và con số này chắc chắn không dừng lại. Các nhà sản xuất các thiết bị kết nối thông minh này cũng sẽ cần thu thập và quản lý khối lượng dữ liệu khổng lồ liên quan đến các thiết bị. Điều này có nghĩa là hệ thống ERP cũng phải có khả năng xử lý khối lượng lớn dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc, đồng thời có các công cụ phân tích để hỗ trợ việc sản xuất của các doanh nghiệp khi cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 diễn ra.

Đọc thêm: Quản trị DN 4.0 với 3S ERP

Các lợi ích của ERP cho doanh nghiệp 

  • Giải pháp quản trị trung tâm: Phần mềm ERP hoạt động như một trung tâm quản lý các dữ liệu quan trọng trong doanh nghiệp. Tất cả thông tin sẽ được lưu trữ tại hệ thống, nhằm đảm bảo sự nhất quán, chính xác và duy nhất. ERP cập nhật dữ liệu theo thời gian thực, điều này cải thiện độ chính xác trong kinh doanh của tổ chức, giúp loại bỏ các lỗi tiềm ẩn với dữ liệu và phân tích sai.
  • Tăng cường sự phối kết hợp phòng ban: Thật khó khăn trong liên kết dữ liệu nếu mỗi bộ phận đều hoạt động tách biệt. Hợp tác giữa các phòng ban là một phần quan trọng và cần thiết của doanh nghiệp, bởi các dự án kinh doanh thường liên quan đến nhiều hơn một bộ phận. Với dữ liệu được lưu trữ tại ERP các bộ phận có thể làm việc cùng nhau, chia sẻ thông tin và hợp tác trong mọi thời điểm. 
  • Cải thiện dịch vụ khách hàng: Với giải pháp ERP, nhân viên bán hàng có thể tương tác với khách hàng tốt hơn cũng như cung cấp dịch vụ sau mua hàng hiệu quả hơn. Điều này được biểu hiện thông qua việc truy cập nhanh và chính xác dựa trên thông tin và lịch sử giao dịch của khách hàng ở ERP.
  • Cung cấp báo cáo tức thời và chính xác: Giải pháp ERP cung cấp cho người quản trị hàng loạt các báo cáo: Báo cáo quản trị mua hàng, Báo cáo quản trị kho, Báo cáo quản trị chuỗi bán lẻ, Báo cáo quản trị tài chính – kế toán… giúp người quản trị nắm bắt đa chiều mọi hoạt động doanh nghiệp để đưa ra các quyết định cho từng giai đoạn.

san xuat 4.0Phần mềm ERP hỗ trợ nền tảng công nghiệp 4.0 trong doanh nghiệp như thế nào

Hệ thống hoạch định doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong toàn bộ quá trình nâng cao hiệu suất và chất lượng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đối với toàn bộ nền tảng sản xuất 4.0 trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ERP đóng vai trò như thế nào?

Các nhà sản xuất trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đều sở hữu những công nghệ mà những người đi trước của họ chỉ có thể mơ ước. Giống như nước và hơi nước đã tạo ra sức mạnh cho cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên, giờ đây, hệ thống dữ liệu tạo ra sức mạnh cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trung tâm của các tổ chức sản xuất 4.0 chính là hệ thống ứng dụng ERP 4.0 để quản lý khối lượng dữ liệu gia tăng với tốc độ chóng mặt trong quá trình sản xuất của một doanh nghiệp. Các nhà cung cấp phần mềm hiện đã sử dụng thuật ngữ “hồ dữ liệu – data lake” chỉ nơi lưu trữ tất cả dữ liệu đã được tổng hợp vào đúng thời điểm. Và một khi hệ thống hoạch định nguồn lực ERP của doanh nghiệp “xử lý nhanh gọn” khối lượng dữ liệu trên theo đúng mục đích, cũng chính là lúc doanh nghiệp có thể chính thức bước vào nền sản xuất 4.0.

Đọc thêm: Định hình giải pháp ERP 4.0

Kết

Khi cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 đang bước vào giai đoạn quan trọng nhất, mọi ứng dụng công nghệ cũng phải dần chuyển mình để phù hợp hơn với yêu cầu thực tế. Ngay bản thân một giải pháp công nghệ nhứ ERP cũng đang phải chuyển mình với phiên bản ERP thế hệ mới phù hợp hơn với nhu cầu hiện tại. Tuy nhiên, vai trò của ERP hay ERP 4.0 vẫn là không thể thay thế trong nền sản xuất 4.0 ngày nay.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng