5 Phương pháp cắt giảm chi phí sản xuất hiệu quả

16/08/2023

Chi phí sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến mức lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Vậy làm thế nào để cắt giảm chi phí sản xuất? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 5 cách hiệu quả giúp tiết kiệm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp!

Nguyên nhân khiến chi phí sản xuất cao

Trước khi tìm hiểu về cách giảm chi phí sản xuất, doanh nghiệp cần nắm được nguyên nhân khiến giá thành sản xuất bị “đội” lên cao để có phương pháp khắc phục phù hợp. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

Các nguồn lực không được sử dụng tối ưu do lập kế hoạch thủ công là nguyên nhân khiến chi phí sản xuất cao

Các nguồn lực không được sử dụng tối ưu do lập kế hoạch thủ công là nguyên nhân khiến chi phí sản xuất cao

Các nguồn lực không được sử dụng tối ưu

Việc quản lý các nguồn lực (thiết bị, máy móc, nhân công, nguyên vật liệu,…) bằng phương pháp thủ công (excel, ghi chép tay,…) khiến doanh nghiệp không thể đánh giá một cách đầy đủ, chính xác về hoạt động vận hành trong nhà máy theo thời gian thực, dẫn đến các nguồn lực không được tận dụng tối đa, gây lãng phí sản xuất.

Xem thêm: 7 lãng phí cơ bản cần giải quyết trong mô hình sản xuất tinh gọn

Sản xuất dư thừa và tồn kho lớn

Quản lý nhu cầu sản xuất không hiệu quả khiến doanh nghiệp tính toán kế hoạch sản xuất thiếu chính xác. Điều này có thể dẫn đến tình trạng dư thừa sản xuất và làm gia tăng số lượng hàng tồn trong kho. Hàng tồn kho lớn khiến chi phí lưu trữ hàng hóa tăng cao, từ đó làm tăng chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, việc lưu trữ hàng khó trong kho lâu ngày có thể làm hao hụt chất lượng của sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm thuộc ngành thực phẩm hay điện tử.

Số lượng hàng NG cao

Hàng NG là những sản phẩm không đạt chuẩn hoặc bị lỗi/hỏng, được yêu cầu thu hồi hoặc bị trả lại. Khi số lượng sản phẩm NG quá cao, doanh nghiệp buộc phải tiến hành sản xuất bù vào để đảm bảo số lượng và chất lượng của hàng hóa. Tuy nhiên, việc này lại vô tình khiến chi phí sản xuất trên mỗi sản phẩm tăng cao. Thậm chí, nhiều trường hợp doanh nghiệp sẽ phải chịu lỗ nếu số lượng hàng NG quá lớn.

Hiệu suất thiết bị tổng thể (OEE) thấp

Khi máy móc, thiết bị trong nhà máy hoạt động kém hoặc bị lỗi/hỏng, doanh nghiệp phải mất thời gian để thay thế hoặc sửa chữa, dẫn đến tình trạng Downtime (thời gian chết) nằm ngoài kế hoạch sản xuất. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí sản xuất tăng cao.

5 cách cắt giảm chi phí sản xuất hiệu quả

Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch

Một kế hoạch sản xuất chính xác sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được các nguồn lực có thể sử dụng trong nhà máy, đảm bảo các nguồn lực được hoạt động hết công suất, đồng thời giảm tình trạng sản xuất dư thừa.

Tuy nhiên, các phương pháp lập kế hoạch thủ công lại khó có thể thực hiện được điều này do các hạn chế về mặt thu thập thông tin. Để khắc phục, doanh nghiệp nên sử dụng các công cụ hỗ trợ lập kế hoạch tiên tiến hơn.

3S ERP là một trong số những phần mềm hỗ trợ lập kế hoạch sản xuất chính xác mà các doanh nghiệp có thể tham khảo. Chức năng quản trị sản xuất của 3S ERP cho phép doanh nghiệp quản lý nhu cầu sản xuất, nhu cầu nguyên vật liệu; hoạch định năng lực sản xuất tổng thể và tính toán kế hoạch sản xuất tổng thể chính xác. Các thông tin luôn được cập nhật sát theo tình trạng thực tế dưới nhà máy, giúp nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về mọi hoạt động sản xuất, từ đó, đề xuất các phương án và kế hoạch phù hợp nhất.

Cắt giảm số lượng hàng tồn kho

Hàng hóa lưu kho càng lâu thì giá trị càng giảm sút, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Để giảm số lượng hàng tồn kho, doanh nghiệp cần tính toán kỹ lưỡng số lượng sản phẩm cần sản xuất, nắm bắt nhu cầu của thị trường để biết mặt hàng nào đang bán chạy, thanh lý những mặt hàng khó bán/lỗi thời ra thị trường với giá thành hợp lý,…

Giảm lượng hàng tồn kho giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất

Giảm lượng hàng tồn kho giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất

Giảm NG trong sản xuất

Để nâng cao chất lượng của sản phẩm đầu ra và tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, doanh nghiệp cần kiểm soát tốt từng công đoạn sản xuất để biết lỗi sản phẩm xảy ra ở công đoạn nào, từ đó, có những phương án tối ưu để xử lý hàng lỗi hiệu quả, chủ động giảm thiểu rủi ro sản xuất hàng lỗi.

Nâng cao hiệu suất thiết bị tổng thể

Để cải thiện hiệu suất làm việc của máy móc và giảm tình trạng gián đoạn sản xuất, doanh nghiệp nên lập một bản kế hoạch chi tiết về thời gian bảo trì và sửa chữa máy móc định kỳ. Kế hoạch bảo trì cần có những thông tin cơ bản như: Lịch thực hiện bảo trì – bảo dưỡng thiết bị, ghi nhận tình trạng thiết bị trước và sau khi bảo trì, chi phí của vật tư bảo trì, thời gian thực hiện công việc, thời gian dừng máy,…

Nâng cao OEE giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất

Nâng cao OEE giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất

Đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại

Nâng cấp thiết bị và công nghệ phục vụ cho quá trình sản xuất có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất và sẽ mang lại lợi nhuận lâu dài. Tuy nhiên, trước khi ra quyết định đầu tư, doanh nghiệp cần phân tích kỹ xem nên đầu tư vào máy móc/công nghệ nào thì phù hợp, số lượng cần đầu tư là bao nhiêu và những lợi ích có thể đạt được sau khi đầu tư.

Xem thêm: Nâng tầm quản lý nhà máy với giải pháp MES trong kỷ nguyên tích hợp IoT

Lợi ích doanh nghiệp nhận được khi tiết kiệm chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

Doanh nghiệp tăng lợi nhuận từ việc tiết kịm chi phí sản xuất

Doanh nghiệp tăng lợi nhuận từ việc tiết kịm chi phí sản xuất

  • Thúc đẩy quá trình bán hàng: Chi phí sản xuất tối ưu sẽ giúp doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm. Nhờ đó, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp so với các đối thủ cùng ngành; quá trình thúc đẩy bán hàng cũng nhờ đó mà hiệu quả, thuận lợi hơn.
  • Nâng cao lợi nhuận: Lợi nhuận là hiệu số giữa tổng doanh thu và chi phí sản xuất. Do đó, việc cắt giảm chi phí sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao mức lợi nhuận nhận được.
  • Mở rộng thị phần: Giá bán của sản phẩm có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. Khi chi phí sản xuất giảm, doanh nghiệp có thể hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo mức lợi nhuận. Giá thành sản phẩm thấp là một trong những chiến lược giúp doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, từ đó mở rộng thị phần trên thị trường.

Hy vọng với những thông tin mà iFactory.com.vn chia sẻ trên đây, các doanh nghiệp đã có thể gợi ý làm sao để cắt giảm chi phí sản xuất hiệu quả, từ đó gia tăng lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Mọi thắc mắc cần được giải đáp thêm, doanh nghiệp vui lòng liên hệ đến Hotline: 092.6886.855  để được các chuyên gia hỗ trợ.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng