Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo vào hoạt động sản xuất như thế nào?

22/05/2021

Trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những ứng dụng tiêu biểu nhất của cách mạng công nghiệp 4.0. Nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn trên thế giới đã ứng dụng AI để giảm thiểu nguồn lực, giảm thiểu tiêu thụ nguyên vật liệu không cần thiết và tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu suất, từ đó nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Khái niệm và phân loại Trí tuệ nhân tạo

AI hay trí tuệ nhân tạo là sự mô phỏng các quá trình trí tuệ của con người bằng máy móc, đặc biệt là hệ thống máy tính. Các quá trình này bao gồm học tập, lý luận và tự điều chỉnh. Một số ứng dụng của AI bao gồm các hệ thống chuyên gia tư vấn, nhận dạng giọng nói và thị giác máy tính. Trí tuệ nhân tạo đang tiến bộ vượt bậc và trở thành một yếu tố quan trọng giúp biến đổi thế giới của chúng ta về mặt xã hội, kinh tế và chính trị.

Trí tuệ nhân tạo có thể được phân loại theo nhiều cách. Ban đầu, nó được phân loại thành AI yếu hoặc AI mạnh. Tuy nhiên, cách phân loại Trí tuệ nhân tạo được sử dụng phổ biến hiện nay có nguồn gốc từ Arend Hintze, một giáo sư trợ lý sinh học tích hợp và khoa học máy tính và kỹ thuật tại Đại học bang Michigan. Ông đã phân loại AI thành bốn loại như sau:

  • Loại 1: Máy phản ứng. 
  • Loại 2: Bộ nhớ hạn chế.
  • Loại 3: Lý thuyết về tâm trí
  • Loại 4: Tự nhận thức. 

>>>Đọc thêm: Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Các ứng dụng của AI trong sản xuất

ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong sản xuấtĐiều gì khiến sản xuất cần ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo?

Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (Artificial intelligence – viết tắt là AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science). Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người.

Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính.Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi,…

Hơn nữa, từ các phân tích trên máy móc, các thông số của sản phẩm cuối cùng được AI dự đoán ngày càng chính xác, và doanh nghiệp có thể dựa trên dự đoán này để tính toán điều chỉnh BOM (danh mục cấu trúc sản phẩm) để đạt được các thông số được yêu cầu cho từng lô cụ thể. 

Bên cạnh đó, ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo còn có thể hỗ trợ doanh nghiệp:

  • Phát hiện lỗi trong suốt quá trình sản xuất.
  • Triển khai bảo trì dự đoán để giảm thời gian chết.
  • Đáp ứng những thay đổi theo thời gian thực về nhu cầu trên toàn chuỗi cung ứng.
  • Xác thực chất lượng của các loại sản phẩm có mức độ cấu tạo phức tạp như vi mạch.
  • Giảm chi phí sản xuất của hàng hóa theo lô hoặc hàng hóa đơn lẻ, cho phép đa dạng hóa hệ thống sản phẩm.
  • Cải thiện môi trường làm việc cho nhân viên bằng cách thay công việc chân tay truyền thống bằng vận hành hệ thống máy móc thông minh.

ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong sản xuất

>>>Đọc thêm: Trí tuệ nhân tạo AI: Bước tiến mới của công nghệ tương lai

Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo được sử dụng trong những hoạt động sản xuất nào?

  • Phát hiện lỗi trong dây chuyền sản xuất

Ngày nay, nhiều dây chuyền lắp ráp không có quy trình hoặc các giải pháp công nghệ để xác định lỗi. Ngay cả khi những lỗi đó rất cơ bản, chúng vẫn đòi hỏi các kỹ sư lành nghề và các thuật toán để phân tích, tìm kiếm và phát hiện ra các điểm sai sót. Phần lớn các hoạt động trên vẫn không thể thường xuyên cập nhật thông tin mới, dẫn đến việc kiểm tra còn nhiều sai sót. Vì vậy, nhân viên vẫn phải tiến hành bước kiểm tra thủ công sau đó.

Bằng cách ứng dụng khả năng tự học của trí tuệ nhân tạo vào quy trình sản xuất, các nhà sản xuất có thể dần loại bỏ quy trình kiểm tra chất lượng bằng con người, từ đó tiết kiệm vô số thời gian làm việc. Hệ thống còn giúp phát hiện lỗi sớm trong quá trình sản xuất do đó có thể tránh giảm thiểu thiệt hại đáng kể.

  • Đảm bảo chất lượng

Trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp, hoạt động sản xuất đòi hỏi sự chính xác đến từng chi tiết nhỏ nhất. Vấn đề từng là bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp nay đã có thể giải quyết một cách dễ dàng với các công nghệ thông minh như AI hoặc máy học. Trước đây, đảm bảo chất lượng là một công việc thủ công, tập trung các kỹ sư có tay nghề cao để đảm bảo rằng các thiết bị điện tử và vi xử lý được sản xuất chính xác. Ngày nay, các thuật toán xử lý hình ảnh có thể tự động xác nhận xem một sản phẩm đã được sản xuất hoàn hảo hay chưa. Bằng cách cài đặt camera tại các điểm quan trọng dọc theo quy trình sản xuất, việc kiểm soát chất lượng này có thể diễn ra tự động và theo thời gian thực.

  • Hỗ trợ tổng hợp và phân tích dữ liệu

Ngày nay, phần lớn thiết bị mà các nhà sản xuất sử dụng sẽ gửi một lượng dữ liệu khổng lồ lên ứng dụng điện toán đám mây. Thật không may, thông tin này có xu hướng bị bỏ qua và không được phân tích đồng bộ để cho ra được những thông tin thực sự có ý nghĩa đối với hoạt động quản trị.

Để có được một bức tranh tổng thể về toàn bộ hoạt động quản lý và sản xuất, người điều hành doanh nghiệp cần thu thập rất nhiều bảng dữ liệu và cần các chuyên gia xử lý dữ liệu có kinh nghiệm đọc, tổng hợp và phân tích. Việc này sẽ ngốn không ít thời gian và công sức trong khi thị trường sản xuất không có chỗ cho bất kì sự chậm chễ nào. 

Bằng cách tạo một ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ tích hợp lấy dữ liệu từ các cảm biến được kết nối IoT, mọi dữ liệu từ dây chuyền sản xuất sẽ được lưu trữ, phân tích toàn bộ, lọc ra các dữ liệu cần thiết và tạo thành một bản báo cáo theo yêu cầu của doanh nghiệp.

  • Tối ưu hóa quy trình sản xuất

Bằng cách hòa hợp giữa ứng dụng Trí tuệ nhân tạo vào hệ sinh thái IoT trong doanh nghiệp, bạn có thể tạo ra rất nhiều chu trình tự động hóa cho doanh nghiệp. Khi một phần của thiết bị bị hỏng, hệ thống có thể tự động kích hoạt các kế hoạch dự phòng hoặc các hoạt động sắp xếp lại khác.

Ngoài việc tạo điều kiện cho quá trình sản xuất, AI có thể hỗ trợ quy trình nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới. Khi một nhà thiết kế hoặc một kỹ sư đưa các mục tiêu thiết kế vào các thuật toán thiết kế tổng quát, các thuật toán AI có thể đưa ra một giải pháp và tạo ra các phương án thiết kế. Cuối cùng, nó sử dụng học máy để kiểm tra các lỗi có thể có và cải thiện nó.

>>>Đọc thêm: Vnexpress – Giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY

Kết

Trí tuệ nhân tạo là một trong những công nghệ thông minh còn rất nhiều tiềm năng, ngay cả bản thân những người tạo ra nó cũng chưa thể khám phá hết. Do vậy, nếu ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong sản xuất, doanh nghiệp của bạn cũng sẽ có cơ hội vận dụng tất cả các lợi ích của Trí tuệ nhân tạo cho mục tiêu kinh doanh lâu dài của mình.

>>>Đọc thêm: Triển khai nhà máy thông minh cho doanh nghiệp Việt: Không bây giờ thì bao giờ?

5/5 - (2 bình chọn)
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng