Thách thức khi triển khai mô hình TQM ở Việt Nam

25/01/2021

Ngày nay, mô hình quản lý chất lượng toàn diện gọi tắt là TQM được nhiều nước trên thế giới đánh giá là một phương pháp quản lý chất lượng mang lại hiệu quả cao. Sau khi được áp dụng thành công tại Nhật Bản, các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia cũng đã tìm đến và triển khai áp dụng TQM. Ở tại Việt Nam, mô hình này cũng đang được triển khai tại nhiều doanh nghiệp nhưng lại đang gặp những thách thức không nhỏ.

Quản lý chất lượng toàn diện – TQM là gì?

Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) là quá trình liên tục phát hiện và giảm hoặc loại bỏ các lỗi trong sản xuất, tinh giản quá trình quản lý chuỗi cung ứng, cải thiện trải nghiệm của khách hàng và đảm bảo nhân viên trong doanh nghiệp luôn luôn được đào tạo thường xuyên. 

Các doanh nghiệp sử dụng phương pháp Quản lý chất lượng toàn diện vào quản lý với mục tiêu cải thiện cách thức thực hiện công việc. Điều này được thực hiện bằng cách tạo ra một tích hợp hệ thống quản trị thống nhất, có sự tham gia của toàn bộ nhân viên và hoàn toàn tập trung vào khách hàng. Toàn bộ quá trình quản lý chất lượng được thực hiện nhằm mục đích giữ tất cả các bên liên quan đến quá trình sản xuất chịu trách nhiệm về chất lượng chung của sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng.

Đọc thêm: TQM là viết tắt của từ gì?

Lợi ích của TQM trong sản xuất

mo hinh tqm

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế đã và đang cho thấy nhiều lợi ích mang lại:

– Tiết kiệm được chi phí do giảm được các sản phẩm không phù hợp

– Giảm chi phí cho xử lý các chất dẫn xuất ảnh hưởng đến môi trường: duy trì tính ổn định của chất lượng sản phẩm;

– Nâng cao năng suất lao động; tăng cường vị thế và uy tín cho doanh nghiệp;

– Mở rộng quan hệ quốc tế, liên doanh, liên kết; tăng khả năng thắng thầu đối với các dự án cho điều kiện dự thầu khắt khe;

– Xây dựng được phong cách làm việc khoa học có tính hệ thống; dễ dàng giám sát ở mọi lúc, mọi nơi.

– Tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý vĩ mô áp dụng quản lý chất lượng là điều kiện tiên quyết lâu dài đối với bất kỳ doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển trong tương lai khi xu thế hội nhập kinh tế thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Đọc thêm: Áp dụng phần mềm quản lý sản xuất và mô hình tqm như thế nào?

Một vài thách thức trong quá trình triển khai mô hình TQM ở Việt Nam

mo hinh tqm

– Các nhà quản lý còn yếu trong các kiến thức về quản lý chất lượng và các công cụ cải tiến chất lượng. Hầu hết các nhà quản lý doanh nghiệp đều hiểu rằng để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm thì cần phải quản lý tốt ở các khâu, các quá trình và các bộ phận, tuy nhiên việc quản lý đó như thế nào, áp dụng tiêu chuẩn hay các công cụ nào thì các nhà lãnh đạo cũng không thể nắm rõ được hết. Do đó khi triển khai TQM trong các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu là từ việc chỉ đạo không sát sao của ban lãnh đạo trong quá trình triển khai.

– Môi trường làm việc nhóm của người lao động trong các doanh nghiệp còn hạn chế. Mọi người vẫn chưa quen với việc làm việc nhóm và thường thích làm việc một cách độc lập trong công việc. Trong khi đó, TQM cần huy động sự tham gia của tất cả mọi người vào hoạt động cải tiến chất lượng thông qua hoạt động của nhóm kiểm soát chất lượng. Tuy nhiên, đó chưa hẳn là đặc điểm của người lao động mà có thể do những người lao động này chưa được đào tạo về cách thức hoạt động nhóm, các kỹ năng làm việc nhóm và các công cụ cần phải áp dụng trong quá trình làm việc nhóm. 

– Việc trang bị cho người lao động các công cụ để tham gia vào quá trình cải tiến chất lượng còn ở mức hạn chế. Những người công nhân trong các doanh nghiệp có trình độ hạn chế, hầu hết đều là công nhân phổ thông và học nghề nên việc tìm hiểu các công cụ cải tiến chất lượng cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó việc đào tạo của doanh nghiệp hay bên ngoài cũng chưa được phù hợp cho đối tượng người học là những người công nhân này. Do đó việc họ tham gia vào các hoạt động của nhóm kiểm soát chất lượng cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Kết

Với vai trò ngày càng cao của chất lượng sản phẩm trong việc thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng, TQM đang trở thành một công cụ quan trọng cho các doanh nghiệp bước vào nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay. Việc tìm được giải pháp để hạn chế các vật cản trên sẽ là yêu cầu tiên quyết trước tiên của các doanh nghiệp khi muốn đưa mô hình TQM vào sản xuất và phát huy được lợi ích của mô hình này.

>>>Đọc thêm: Phần mềm MES là gì mà doanh nghiệp sản xuất không thể thiếu 

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng