Nhà máy thông minh là gì? Và tại sao chúng cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh

28/09/2021

Nhà máy thông minh là gì là câu hỏi được tìm kiếm nhiều trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ như hiện nay. Đây là mô hình được kỳ vọng giúp doanh nghiệp có thể thích ứng cũng như kết nối mạnh mẽ với nền sản xuất hiện đại. Hãy cùng Ifactory tìm hiểu về khái niệm giải pháp nhà máy thông minh và cách thức chúng tác động đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. 

Nhà máy thông minh là gì? 

Theo Deloitte Insights: Nhà máy thông minh là sự tiến hóa vượt bậc từ một hệ thống sản xuất tự động hóa truyền thống sang một nhà máy sản xuất được kết nối linh hoạt. Nhờ vậy hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ hiệu quả hơn, giảm thời gian chết, có khả năng dự báo và tự điều chỉnh.

 

Video trực quan về nhà máy thông minh là gì ( Nguồn ITG Technology)

Tính năng nổi bật của nhà máy thông minh là gì?

Trong lĩnh vực sản xuất, vận hành nhà máy, khái niệm nhà máy thông minh ( Smart Factory) đã không xa lạ. Thực tiễn cho thấy hình thức nhà máy thông minh đã phát triển một cách vũ bão, đặc biệt là ở các thị trường, ngành hàng có mức độ cạnh tranh cao tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo Ông Nguyễn Xuân Hách hiện tại là CEO của Công ty Cổ phần Công nghệ ITG, với hơn 18 năm kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực giải pháp ERP, MES và Smart Factory cho các công ty, tập đoàn lớn của Việt Nam cũng như các doanh nghiệp FDI lớn cho biết: “THÔNG MINH” nghĩa là “ khả năng tương tác”. Do đó, một nhà máy là thông minh khi có sự tương tác tốt từ tầng chiến lược đến tầng vận hành và ngược lại.

Ông chia sẻ về một thực trạng đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều nhà máy truyền thống đó là phần lớn mọi thông tin trong quá trình sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào con người, khiến luồng thông tin trong toàn doanh nghiệp bị đứt gãy ở cả 3 tầng quản lý chiến lược, tầng quản trị hoạch định nguồn lực, tầng quản lý vận hành sản xuất. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt dữ liệu để nhà quản trị phân tích và đưa ra các quyết định kịp thời. Đáng nói, chất lượng thông tin còn chưa được kiểm chứng, phản ánh không chính xác thực trạng hoạt động, nguyên nhân sự cố, từ đó khó đưa ra cách khắc phục cho nhà máy kịp thời.

Sự khác biệt giữa nhà máy thông minh và nhà máy truyền thống đó là tính kết nối giữa  tầng quản trị hoạch định nguồn lực và tầng quản lý vận hành sản xuất. 

Một số những tính năng nổi bật của nhà máy thông minh khác có thể kể đến là:

  • Tối ưu vận hành khi đưa ra những phân tích dự đoán để cắt giảm thời gian gián đoạn và hoạt động hiệu quả hơn.
  •  Trao quyền cho bộ phận vận hành một cách hữu hiệu nhờ khả năng truy cập vào các thông tin vận hành theo thời gian thực cùng các công nghệ đột phá để năng cao sự an toàn và tính năng suất trong quá trình điều hành, bảo trì.
  • Nhà máy thông minh tăng khả năng giám sát từ xa, giúp nhà quản trị doanh nghiệp kiểm soát được mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy mà không cần phải trực tiếp ở đó. Nhà quản trị sẽ tập trung thời gian cho những việc tạo ra giá trị lớn hơn cho nhà máy, hơn là việc phải giám sát trực tiếp liên tục tại nhà máy. Không gian nhà máy thông minh sẽ nhường chỗ cho hệ thống dây chuyền máy móc và những nhân sự vận hành chính.

Đọc thêm: Những ứng dụng của công nghệ 4.0 vào sản xuất thông minh

Lợi ích của Nhà máy thông minh đối với doanh nghiệp sản xuất

Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra một kỷ nguyên mới cho lĩnh vực sản xuất với sự kích hoạt nhà máy thông minh – khi tất cả các máy móc và thiết bị có thể cải thiện các quy trình thông qua tự động hóa, tối ưu hóa. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát gây đứt gãy nhiều quy trình sản xuất, việc tiến tới Smart Factory sẽ giúp doanh nghiệp biến “nguy” thành “cơ” và tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới. Dưới đây là một số lợi ích của nhà máy thông minh:

  • Năng suất cao hơn

Mọi khía cạnh của nhà máy thông minh đều tạo ra các luồng dữ liệu, thông qua phân tích liên tục cho thấy các vấn đề về hiệu suất tài sản có thể yêu cầu một số loại tối ưu hóa khắc phục. Tự điều chỉnh thông minh như vậy là những gì phân biệt nhà máy thông minh với tự động hóa truyền thống, có thể mang lại hiệu quả tài sản tổng thể lớn hơn, đó là một trong những lợi ích nổi bật nhất của nhà máy thông minh.

Nếu như mô hình nhà máy truyền thống sự can thiệp của con người gần như là hoàn toàn, máy móc chỉ đóng vai trò hỗ trợ sản xuất thì khi chuyển sang nhà máy thông minh, máy móc tự động hóa tham gia chính vào quy trình sản xuất, sức lao động của con người được giải phóng. Máy móc vận hành với tốc độ nhanh gấp rất nhiều lần so với con người, độ chính xác cao hơn, vì vậy rút ngắn thời gian sản xuất, giảm được chi phí do thành phẩm lỗi hỏng. Do vậy mà sẽ giúp quy trình sản xuất được tối ưu hóa.

  • Chi phí thấp hơn

Các quy trình được tối ưu hóa thay đổi cách thức sản xuất truyền thống sẽ tạo nên hiệu quả hơn về chi phí, kiểm soát hàng tồn kho dễ dự đoán hơn, các quyết định tuyển dụng và nhân sự hiệu quả hơn, cũng như giảm sự biến động của quy trình và hoạt động. Một quy trình chất lượng tốt của nhà máy thông minh là gì? Đó phải là một quy trình chất lượng tốt sẽ tạo ra một sản phẩm chất lượng tốt hơn từ đó sẽ giảm thiểu chi phí bảo hành và bảo trì.

  • Làm hài lòng khách hàng

Một lợi ích khác của một nhà máy thông minh là mức độ hài lòng của khách hàng cao hơn. Tại sao lại như vậy?

Sản xuất thông minh dựa trên dữ liệu. Dữ liệu đó đến từ nhiều nguồn khác nhau: khách hàng, dữ liệu nội bộ, dữ liệu được tạo bởi các sản phẩm được kết nối, v.v… Với thông tin đó, bạn có thể dự đoán nhu cầu cho sản phẩm của mình. Bạn có thể thấy nếu một mặt hàng cụ thể đang bán tốt và tăng sản lượng trong thời gian thực. Với cùng một mã thông báo, bạn có thể thu nhỏ quy mô sản xuất (một lần nữa, trong thời gian thực) của một mặt hàng không bán chạy.

Bạn cũng có thể đảm bảo tính linh hoạt bằng cách tạo cấu hình nhanh của thiết bị. Nó có thể dễ dàng thích nghi để sản xuất các sản phẩm khác nhau. Khi cấu hình nhanh nhẹn, bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc vì việc thích nghi với lịch trình sản xuất mới sẽ ít gây gián đoạn hơn.

  • An toàn cho người lao động 

Nhà máy thông minh có thể mang lại lợi ích thực sự xung quanh sức khỏe lao động và sự bền vững môi trường. Các hiệu quả hoạt động mà một nhà máy thông minh cung cấp có thể tác động đến môi trường nhỏ hơn so với quy trình sản xuất thông thường. Tự chủ quá trình làm việc bằng máy móc lớn hơn có thể giảm thiểu lỗi gây của con người, bao gồm cả các tai nạn lao động gây thương tích.  Khả năng tự túc tương đối của nhà máy thông minh cũng có thể thay thế một số vai trò nhất định đòi hỏi các hoạt động lặp đi lặp lại, mệt mỏi và thủ công. 

Bằng việc tích hợp hệ thống lưu trữ thông minh, dễ dàng kết nối dữ liệu giữa máy móc, quy trình, con người,… giúp người dùng hệ thống hóa và đưa ra những phân tích xử lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Giúp cho việc kết nối không chỉ là máy móc tới máy móc, móc móc đến con người mà còn là kết nối trực tiếp hiệu quả giữa máy móc và doanh nghiệp trên một nền tảng số hóa doanh nghiệp.

nhà máy thông minh là gì

Nhà máy thông minh là xu hướng tất yếu của nền sản xuất 4.0 

Đọc thêm: Học Hugo Boss triển khai nhà máy may thông minh

Đâu là giải pháp nhà máy thông minh phù hợp với doanh nghiệp? 

Giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY là bộ giải pháp chuyển đổi số toàn diện nhà máy sản xuất, có sự kết hợp giữa công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát mọi nguồn lực từ tầng xưởng sản xuất (shopfloor) đến tầng chiến lược (top floor). Khi ứng dụng 3S iFACTORY, dòng chảy dữ liệu trong các nhà máy sẽ được xâu chuỗi hiệu quả để hình thành những luồng thông tin minh bạch, khép kín; tạo điều kiện cho các bộ phận chức năng cải thiện và tối ưu hóa bài toán Q-C-D. (Chất lượng – Chi phí – Tiến độ). Điểm sáng của giải pháp là tích hợp những công nghệ hiện đại của cách mạng công nghiệp 4.0 như: IIoT, AIBig data.

Bộ giải pháp 3S iFACTORY bao gồm: 

Kiến trúc giải pháp 3S iFACTORY

  • 3S IIoT Platform (Giải pháp kết nối – tự động hóa sản xuất dưới nhà xưởng): Đóng vai trò cầu nối giữa hệ thống OT và IT, IIoT sẽ giúp kết nối dữ liệu chính xác và tức thời giữa hoạt động vận hành với hệ thống quản lý sản xuất. Giải pháp dễ dàng tích hợp với các thiết bị thông minh: cảm biến, thiết bị quét mã vạch/mã QR Code, máy tính bảng công nghiệp…, phục vụ quá trình thu thập dữ liệu tự động và kiểm soát năng lực sản xuất trong thời gian thực.
  •  3S MES (Hệ thống điều hành – thực thi sản xuất): giúp các nhà quản trị sản xuất theo dõi, quản trị vận hành các hoạt động sản xuất trong nhà máy theo thời gian thực. Các tính năng nổi bật của 3S MES phải kể đến là: báo cáo tiến độ, truy cập hướng dẫn công việc và tương tác với các hệ thống truy xuất nguồn gốc và chất lượng.
  •  3S ERP (Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp): hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong việc hoạch định và điều hành toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp (Hàng hóa – Tài sản – Tài chính – Nhân sự) và trợ giúp tất cả các bộ phận của doanh nghiệp thao tác nghiệp vụ và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả thông qua quy trình xử lý công việc đã được thiết kế theo quy chuẩn quốc tế.
  • 3S Business Hub (Báo cáo thông minh cho lãnh đạo): Đây là giải pháp dành cho các nhà lãnh đạo cao cấp hoạch định chiến lược doanh nghiệp dựa trên các báo cáo được tích hợp từ nhiều luồng thông tin động, không chỉ ở bên trong mà còn bên ngoài doanh nghiệp.

Bộ giải pháp được phát triển dựa trên mô hình tiêu chuẩn quốc tế và các tri thức quản trị tinh gọn được đúc kết từ kinh nghiệm triển khai các nền tảng công nghệ cho hơn 1.000 khách hàng lớn trong nước cũng như nhiều doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

Không chỉ được sự ghi nhận từ khách hàng mà giải pháp 3S iFACTORY cũng nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên môn. Mới đây giải pháp 3S iFACTORY là pháp được vinh dự nhận giải Sao Khuê dành cho ứng dụng phần mềm xuất sắc.

GIẢI PHÁP NHÀ MÁY THÔNG MINH

3S iFACTORY được ứng dụng tại nhiều tập đoàn lớn trong đó có cánh chim đầu đàn ngành gia dụng Việt Nam: Sunhouse

Đọc thêm: Ứng dụng Smart Factory – hướng đi mới cho ngành sản xuất công nghiệp

Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn hình dung được nhà máy thông minh là gì? Chúng ta không thể phủ nhận những mặt tích cực của nó, tuy nhiên, để xây dựng được một mô hình nhà máy thông minh không phải một sớm một chiều mà cần có kế hoạch chỉn chu và bài bản. Điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo tổ chức doanh nghiệp phải có một tầm nhìn chiến lược dài hạn. Nếu bạn đang tìm kiếm lời tư vấn lộ trình xây dựng nhà máy thông minh và tìm kiếm giải pháp phù hợp với doanh nghiệp, hãy liên hệ với chuyên gia tư vấn của chúng tôi: 092.6886.855

5/5 - (6 bình chọn)
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng