IoT kết nối vạn vật
Ngày nay, chắc chắn chúng ta ai cũng từng nghe hoặc có xem qua tin tức báo chí nói về các công nghệ mới như: ngôi nhà thông minh, xe hơi tự hành, bóng đèn thông minh, hay máy bay không người lái,… Đây là những ứng dụng thực tế của IoT (Internet of Things) trong cuộc sống thực. Vậy chính xác thì Internet of things- IoT kết nối vạn vật là gì? Và tại sao nó lại làm được như vậy?
IoT kết nối vạn vật là gì?
Mạng lưới thiết bị kết nối Internet viết tắt là IoT (tiếng Anh: Internet of Things) là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó.
Iot kết nối vạn vật là một hệ thống phức tạp vì nó bao gồm một lượng lớn các kết nối giữa các thiết bị máy móc với nhau. Dự đoán đến cuối năm 2020 của một công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ Gartner, Inc sẽ có gần 30 tỷ thiết bị, vật dụng trên Thế giới được kết nối với nhau.
Ứng dụng của IoT kết nối vạn vật trong cuộc sống
Internet of Things có thể ứng dụng được trong bất kỳ lĩnh vực nào mà chúng ta muốn. Một số lĩnh vực nổi bật hiện nay được ứng dụng IoT nhiều nhất như:
- Nhà máy thông minh
- Quản lý các thiết bị cá nhân: thiết bị đeo tay để đo nhịp tim huyết áp
- Quản lý môi trường
- Quản lý giao thông
- Nhà thông minh
- Đồ dùng sinh hoạt hằng ngày như: tủ lạnh, máy pha cà phê, bình nóng lạnh,…
- Xử lý các tình huống khẩn cấp
- Tự động hóa: các công xưởng sản xuất xe hơi đã áp dụng công nghệ IoT để cắt giảm hầu hết các công nhân, thay vào đó là các bộ máy tích hợp trí thông minh nhân tạo cho tăng gấp nhiều lần và độ chính xác cao hơn.
IoT kết nối vạn vật ứng dụng trong nhà máy thông minh
Viễn cảnh các nhà máy thông minh, trong đó các máy móc được kết nối với internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định có vẻ sẽ không còn xa xôi nữa. Đây chính là lúc công việc của chúng ta trong tương lai sẽ thay đổi. Đó chính là điểm khác biệt của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 so với 3 cuộc cách mạng trước đó.
Công nghệ IoT kết nối vạn vật cho phép các nhà máy hiện nay giải phóng hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa sản xuất và tăng mức độ an toàn cho công nhân. Các nhà máy thông minh là một phần quan trọng của Internet of Things. Thuật ngữ này cơ bản là mô tả một môi trường nơi máy móc và thiết bị có thể cải thiện quy trình thông qua tự động hóa và tối ưu hóa.
Công nghệ IoT tạo ra các mạng thông minh. Ví dụ: công nghệ không dây của một ngôi nhà thông minh kết nối chủ nhà với hầu hết mọi thứ trong nhà- từ cửa nhà để xe, tủ lạnh, bóng đèn,…và cho phép truy cập từ xa bằng điện thoại của mình. Tương tự như vậy, một nhà máy thông minh cung cấp cho các nhà quản lý nhà máy truy cập từ xa vào các máy kết nối không dây cũng như truy cập vào một lượng lớn dữ liệu về hoạt động của nhà máy đó bằng cách tự động hóa việc truyền thông giữa các thiết bị và hệ thống tự động hóa công việc cho máy móc.
Những lợi ích này không chỉ mang lại trên chức năng sản xuất hàng hóa mà còn mở rộng trên các tính năng như lập kế hoạch, chuỗi cung ứng và thậm chí phát triển sản phẩm. Đó là nơi khả năng kết nối con người, máy móc và các vật thể thông qua mạng Internet, rút ngắn khoảng cách giữa thế giới thực và thế giới ảo, trao quyền quyết định nhanh chóng cho con người trong thời gian thực.
Nhà máy thông minh còn có thể mang lại những lợi ích thực sự xung quanh sức khỏe và môi trường bền vững. Quy trình tự chủ nhiều hơn có thể tạo ra ít lỗi hơn cho con người như các tai nạn lao động gây ra thương tích. Khả năng tự cung cấp tương đối của nhà máy thông minh sẽ thay thế một số vai trò nhất định trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp.
Hãy thử tưởng tượng trong tương lai khi mà IoT kết nối vạn vật bùng nổ lúc ấy chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn để chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu những vấn đề cao siêu hơn như tìm đường đến các hành tinh khác.
Theo thống kê về tình hình chung của IoT năm 2018, có những con số đáng được chú ý: Theo Statista, thị trường nhà thông minh toàn cầu được dự báo sẽ đạt gần 60 tỷ USD. Theo IDC, chi tiêu trên toàn thế giới về Internet of Things (IoT) được dự báo sẽ đạt 772,5 tỷ đô la trong năm 2018, tăng 14,6% so với 674 tỷ đô la đã chi tiêu trong năm 2017. Bain ước tính rằng vào năm 2020, doanh thu hàng năm có thể vượt quá 450 tỷ đô la cho các nhà cung cấp IoT bán phần cứng, phần mềm và các giải pháp toàn diện. McKinsey nói rằng trên toàn cầu, ước tính có 127 thiết bị mới kết nối Internet mỗi giây. Một báo cáo từ Viện Toàn cầu McKinsey cho rằng IoT có thể có tác động kinh tế hàng năm từ 3,9 nghìn tỷ USD đến 11,1 nghìn tỷ USD vào năm 2025. IoT Analytics nói rằng khu vực Bắc Mỹ dự kiến có tốc độ CAGR cao nhất là 36% vào năm 2021 và châu Á sẽ nổi lên là thị trường lục địa lớn nhất với 616 triệu đô la vào năm 2021. Theo Gartner, chi tiêu cho an ninh IoT dự kiến đạt 547 triệu USD vào năm 2018. |
Copyright © 2021 ifactory.com.vn All right reserved