Các loại hình quản lý sản xuất phổ biến hiện nay

15/04/2020

Nhiều doanh nghiệp ngày nay đã chú trọng đầu tư vào các cách thức vận hành, quản lý hoạt động trong doanh nghiệp bằng các phương thức hiệu quả và hợp lý hơn. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một vài loại hình quản lý sản xuất thường được sử dụng hiện nay.

quản lý sản xuất

Quản lý sản xuất là gì?

Quản lý sản xuất là một giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với khu vực sản xuất (nhà máy, xưởng sản xuất) trong doanh nghiệp. Hoạt động này sẽ tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, giám sát tiến độ của quá trình sản xuất để đảm bảo hoạt động sản xuất được thực hiện đúng đủ theo các quy trình, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng hàng hóa và đến tay người tiêu dùng đúng thời hạn. Nói một cách đơn giản, quản lý sản xuất bao gồm các hoạt động lập, triển khai kế hoạch sản xuất, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát trong quá trình sản xuất.

>>> Đọc thêm: Giới thiệu phần mềm quản lý sản xuất cho doanh nghiệp

Đặc điểm của hoạt động quản lý sản xuất

  • Quản lý các hoạt động sản xuất là một quá trình lập kế hoạch hiệu quả. Việc lên kế hoạch cụ thể sẽ giúp điều chỉnh hoạt động của một bộ phận cụ thể trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo quy trình thông suốt từ khâu nhập nguyên liệu đến khâu đưa sản phẩm hoàn chỉnh ra thị trường. 
  • Hoạt động quản lý liên quan mật thiết đến quá trình sản xuất. Hàng hóa và dịch vụ được sản xuất theo các thông số kỹ thuật định lượng và đáp ứng đúng đơn đặt hàng của khách với chi phí tối thiểu. Người thực hiện hoạt động trên chính là người giám sát và đối chiếu các thông số sản xuất thực tế với các thông số được dự kiến trước đó.
  • Hoạt động quản lý là tập hợp các nguyên tắc chung cho sản xuất. Tùy theo đặc thù ngành nghề, nhóm lĩnh vực sản xuất mà mỗi doanh nghiệp có một bộ các nguyên tắc nhất định khác nhau. Nhưng nhìn chung sẽ bao gồm: thiết kế cơ sở, thiết kế công việc, thiết kế lịch trình, kiểm soát chất lượng, kiểm soát hàng tồn kho, nghiên cứu công việc và chi phí, và kiểm soát ngân sách.

>>Đọc thêm: Quản lý chất lượng sản xuất trong nhà máy

Mô hình quản lý sản xuất phổ biến hiện nay

Phụ thuộc vào quy mô, đặc thù ngành nghề sản xuất, mỗi doanh nghiệp sẽ có một mô hình tổ chức và quản lý sản xuất riêng biệt. Dựa theo tiêu chí về chức năng, cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất trong doanh nghiệp sẽ có một số bộ phận chính sau:

– Bộ phận quản lý: thường là giám đốc sản xuất, trưởng phòng – phó phòng sản xuất. Đây là bộ phận đầu não của sản xuất, giữ chức năng quan trọng. Tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty trong việc hoạch định tổ chức sản xuất, bố trí nguồn lực để đảm bảo kế hoạch mục tiêu; Khai thác và vận hành hiệu quả hệ thống dây chuyền công nghệ của công ty.

– Bộ phận sản xuất chính: Là bộ phận trực tiếp chế tạo sản phẩm chính. Tại bộ phận này nguyên vật liệu sau khi chế biến sẽ trở thành sản phẩm chính của doanh nghiệp.

– Bộ phận sản xuất phụ trợ: Hoạt động của bộ phận này có tác dụng trực tiếp cho sản xuất chính, đảm bảo cho sản xuất chính có thể tiến hành liên tục và đều đặn.

– Bộ phận sản xuất phụ: là bộ phận tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính để tạo ra những loại sản phẩm phụ.

– Bộ phận phục vụ sản xuất: Là bộ phận được tổ chức ra nhằm đảm bảo việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm và dụng cụ lao động.

>>>Đọc thêm:Quản lý sản xuất hiệu quả với MES trong giai đoạn Covid-19

Các phương pháp quản lý sản xuất phổ biến hiện nay

  • Phương pháp quản lý thủ công. Trước đây, Microsoft Excel là một trong những công cụ hữu dụng cho hoạt động quản trị. Mọi giai đoạn trong hoạt động này từ thống kế, giám sát số liệu trong dây chuyền sản xuất, đều thông qua công nhân nhập số liệu thủ công lên các công cụ này. Tuy nhiên với những phương thức này, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với tình trạng chậm phát triển do chưa tối ưu được quy trình, nguồn nhân lực, sai sót giấy tờ… Đặc biệt, chủ doanh nghiệp rất khó nắm bắt chính xác và kịp thời các hoạt động trong sản xuất.
  • Phương pháp quản lý tự động hóa một phần. Với tốc độ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của các công nghệ hiện đại, bộ mặt của các hoạt động sản xuất đang dần thay đổi. Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp trong quản lý cơ sở của mình một cách toàn diện. Các phần mềm được thiết kế riêng để hỗ trợ từng giai đoạn trong quản lý sản xuất nhằm nâng cao hiệu suất và chất lượng sản xuất. Ví dụ phần mềm CRM được thiết kế giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả dữ liệu khách hàng hay các phần mềm kế toán cũng được ứng dụng phần nào đó vào việc thực hiện và theo dõi các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, nếu muốn tự động hóa được hoạt động quản lý sản xuất, doanh nghiệp sẽ phải áp dụng nhiều hơn một phần mềm cho từng giai đoạn lập kế hoạch, triển khai kế hoạch hay giám sát hoạt động sản xuất… Điều này vô tình khiến cho quá trình sản xuất và quản trị bị chồng chéo.
  • Phương sản quản lý sản xuất thông minh toàn diện. Một hệ thống quản trị nhất quán, hiệu quả, hạn chế tối đa rủi ro chính là mơ ước của nhiều doanh nghiệp sản xuất hiện nay. Doanh nghiệp có thể biến mong muốn trên thành sự thật nếu chấp nhận chuyển đổi mô hình sản xuất từ tự động hóa một phần thành một nhà máy thông minh toàn diện. Ứng dụng giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY là phương pháp giúp chuyển đổi số doanh nghiệp sản xuất một cách toàn diện nhờ hệ thống thông tin được kết nối xử lý dữ liệu liên tục từ hoạt động sản xuất và kinh doanh. Giải pháp được kiến trúc theo mô hình ISA-95 tiêu chuẩn quốc tế và tích hợp những thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 như AI, Big Data, IIoT…, giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY cung cấp cho doanh nghiệp một chiến lược chuyển đổi số toàn diện với 4 hệ thống lõi. Đó là 3S IIoT Platform (Hệ thống kết nối – tự động hóa sản xuất, 3S MES (Hệ thống điều hành – thực thi sản xuất), 3S ERP (Hệ thống hoạch định nguồn lực tổng thể), và 3S Business Hub (Hệ thống báo cáo thông minh). Ứng dụng giải pháp 3S iFACTORY sẽ góp phần chuyển đổi số toàn bộ các quy trình lõi ở cả 3 tầng: hoạch định, quản trị, vận hành sản xuất. Tất cả những yếu tố này sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động của nhà máy, từ đó tối ưu các bài toán Q-C-D.Cụ thể, giải pháp 3S iFACTORY giúp nâng cao quy trình quản lý chất lượng đầu – cuối (IQC – PQC – OQC). Cùng với đó là tính năng cảnh báo sự cố bất thường phát sinh trong quá trình sản xuất, giúp giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm không đạt chuẩn, đáp ứng các yêu cầu chất lượng của đối tác trong – ngoài nước.Phần mềm cũng hỗ trợ việc truy xuất nguồn gốc lỗi hỏng của sản phẩm xuyên suốt từ quá trình sản xuất đến khâu phân phối, từ đó giúp khoanh vùng lỗi và hỗ trợ ra các quyết định giúp cải tiến chất lượng. Hệ thống báo cáo thông minh giúp minh bạch toàn bộ quy trình quản trị và hoạt động vận hành của nhà máy. Từ đó, nhà quản trị chủ động hơn trong việc cân đối nguồn lực và định hướng kế hoạch sản xuất để có thể rút ngắn tiến độ giao hàng. Ngoài ra, giải pháp cũng hỗ trợ tính toán chi phí thực tế và xác định những yếu tố gây hao phí để tối ưu hóa giá thành sản xuất.

quản lý sản xuất

>>> Đọc thêm: Triển khai nhà máy thông minh nên bắt đầu từ đâu?

Kết

Quản lý sản xuất được xem là một công đoạn phức tạp và có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những thông tin về khái niệm trên đây chỉ là những thông tin cơ bản và thô sơ nhất. Nếu doanh nghiệp của bạn cần những thông tin cụ thể hơn về các hình thức quản lý thông minh toàn diện, hãy liên hệ tới ITG Việt Nam – Hotline: 0986.196.838 để được tư vấn.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng