Top 10 xu hướng về chiến lược công nghệ năm 2023 – Công bố bởi Gartner 

26/12/2022

Trong hội nghị chuyên đề Công nghệ thông tin Gartner/Xpo 2022 ở Orlando, Gartner Inc đã công bố top 10 xu hướng công nghệ chiến lược hàng đầu cho năm 2023. Trong bài viết dưới đây, ITG Technology sẽ cùng bạn tìm hiểu 10 xu hướng này.

1. Xu hướng bền vững

Tính bền vững vượt qua tất cả các xu hướng chiến lược công nghệ cho năm 2023. Trong một cuộc khảo sát gần đây của Gartner, các CEO đã báo cáo rằng những thay đổi về môi trường và xã hội hiện là ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư, sau lợi nhuận và doanh thu. Điều này có nghĩa là các nhà lãnh đạo phải đầu tư nhiều hơn vào các giải pháp sáng tạo nhằm giải quyết nhu cầu ESG (môi trường – xã hội – quản trị doanh nghiệp) và đáp ứng những mục tiêu bền vững trong tương lai. 

Để làm được điều đó, các tổ chức cần có một nền tảng công nghệ mới, mang tính bền vững giúp tăng cường hiệu quả về năng lượng và vật chất của các dịch vụ CNTT. Điều này cho phép doanh nghiệp phát triển bền vững thông qua các công nghệ như truy xuất nguồn gốc, phân tích năng lượng tái tạo và AI. Đồng thời, triển khai các giải pháp CNTT với mục đích giúp khách hàng đạt được các mục tiêu bền vững của riêng họ.

2. Superapps (siêu ứng dụng)

Superapps là sự kết hợp của các tính năng, nền tảng và hệ sinh thái trong cùng một ứng dụng. Nó không chỉ có bộ chức năng riêng mà còn cung cấp nền tảng cho các bên thứ ba phát triển và xuất bản các ứng dụng nhỏ (mini-apps) của riêng họ. Đến năm 2027, Gartner dự đoán rằng hơn 50% dân số toàn cầu sẽ là người dùng tích cực hàng ngày của nhiều siêu ứng dụng.

“Mặc dù đa số các ví dụ về siêu ứng dụng là ứng dụng dành cho thiết bị di động, nhưng khái niệm này cũng có thể được áp dụng cho các ứng dụng khách trên máy tính bàn. Giống như Microsoft Teams và Slack, điểm nổi bật là một siêu ứng dụng có thể hợp nhất và thay thế nhiều ứng dụng giúp khách hàng và nhân viên sử dụng,” Karamouzis chia sẻ.

3. Metaverse

Theo Gartner, metaverse (tạm dịch là vũ trụ ảo) là một không gian chia sẻ 3D ảo tập thể, được tạo ra bởi sự hội tụ của thực tế vật lý và kỹ thuật số nâng cao. Metarverse có tính liên tục, cung cấp những trải nghiệm nhập vai nâng cao cho người dùng  mang lại trải nghiệm nhập vai tốt. Gartner hy vọng rằng metaverse sẽ độc lập với thiết bị và sẽ không thuộc sở hữu của một nhà cung cấp duy nhất. Nó sẽ có một nền kinh tế ảo của chính nó, được kích hoạt bởi các loại tiền kỹ thuật số và mã thông báo không thể thay thế.

Đến năm 2027, Gartner dự đoán rằng hơn 40% các tổ chức lớn trên toàn thế giới sẽ sử dụng kết hợp Web3, thực tế ảo tăng cường trên nền tảng đám mây (AR Cloud) và bản sao số (digital twins) trong các dự án dựa trên metaverse nhằm tăng doanh thu.

4. Trí tuệ nhân tạo (AI) thích ứng

Các hệ thống AI thích ứng có nhiệm vụ liên tục đào tạo lại các mô hình và học hỏi khi hệ thống đang chạy (runtime) cũng như trong môi trường phát triển. Hoạt động này được thực hiện dựa vào các dữ liệu mới, giúp hệ thống thích nghi nhanh chóng với những thay đổi trong hoàn cảnh thực tế không lường trước được. Điều này làm cho chúng phù hợp với các hoạt động khi môi trường bên ngoài thay đổi nhanh chóng hoặc mục tiêu của doanh nghiệp đòi hỏi phải có phản ứng tối ưu hơn.

5. Tối ưu hóa hệ thống miễn dịch số

Hơn 76% các nhóm phụ trách về sản phẩm số hiện cũng chịu trách nhiệm trong việc tạo ra doanh thu. Các CIO đang tìm kiếm phương pháp thực hành mới, hỗ trợ họ có thể mang lại hiệu quả kinh doanh cao, giảm thiểu rủi ro và tăng sự hài lòng của khách hàng. Có thể nói, một hệ thống miễn dịch số phù hợp là tất cả những gì họ cần.

Khả năng miễn dịch số kết hợp với các thông tin chuyên sâu theo định hướng dữ liệu (data-driven insights) sẽ giúp gia tăng khả năng phục hồi và ổn định của hệ thống. Những thông tin chuyên sâu bao gồm: thông tin vận hành, thông tin về thử nghiệm tự động, thông tin về giải quyết sự cố tự động, bảo mật chuỗi cung ứng hay thông tin liên quan đến công nghệ phần mềm. Trong tương lai, Gartner dự đoán rằng các tổ chức đầu tư vào việc xây dựng khả năng miễn dịch số có thể giảm 80% lượng thời gian ngừng hoạt động của hệ thống – và thay vào đó là lượng doanh thu cao hơn. 

6. Trực quan hóa

Dữ liệu có thể được phản ánh một cách trực quan như lịch sử các bước hoạt động (logs),, lệnh gọi API, thời gian dừng, các file được tải xuống hay được truyền đi, xuất hiện khi bất kỳ bên liên quan nào thực hiện bất cứ loại hành động nào. Khả năng trực quan hóa giúp đẩy nhanh quá trình ra quyết định của tổ chức . 

Karamouzis cho biết: “Trực quan hóa cho phép các tổ chức khai thác dữ liệu của chính họ và đạt được lợi thế cạnh tranh“. Khả năng này rất hiệu quả vì nó nâng cao tầm quan trọng của dữ liệu phù hợp vào đúng thời điểm. Khi kế hoạch và chiến lược thực hiện thành công, khả năng trực quan hóa chính là công cụ mạnh mẽ nhất giúp doanh nghiệp ra quyết định dựa trên dữ liệu.”

7. Quản lý độ tin cậy, rủi ro và bảo mật trí tuệ nhân tạo AI 

Nhiều doanh nghiệp chưa chuẩn bị tốt để quản lý rủi ro AI. Một cuộc khảo sát của Gartner ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Đức cho thấy 41% tổ chức đã gặp phải sự cố bảo mật hoặc vi phạm quyền riêng tư AI. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát tương tự cho thấy: đối với các tổ chức đầu tư về quản lý rủi ro, bảo mật AI thì kết quả dự án đã được cải thiện một cách rõ rệt. Nhiều dự án AI đã chuyển từ trạng thái “chứng minh tính hiệu quả” sang trạng thái “thực hiện sản xuất”. Từ đó, mang lại nhiều giá trị kinh doanh hơn so với các dự án AI trong các tổ chức không chủ động quản lý các chức năng này.


Các tổ chức nên triển khai những phương thức mới để đảm bảo độ tin cậy, bảo mật và bảo vệ dữ liệu của mô hình. Quản lý độ tin cậy, rủi ro và bảo mật AI yêu cầu những người tham gia từ các đơn vị kinh doanh khác nhau làm việc cùng nhau để thực hiện các biện pháp mới.

8. Nền tảng đám mây cho lĩnh vực công nghiệp

Các nền tảng đám mây cho lĩnh vực công nghiệp bao gồm sự kết hợp giữa SaaS, nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS) và cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS). Những nền tảng này cung cấp các bộ mô-đun dành riêng cho lĩnh vực công nghiệp để hỗ trợ các trường hợp sử dụng kinh doanh cụ thể. Doanh nghiệp có thể sử dụng khả năng đóng gói của nền tảng đám mây công nghiệp để tạo ra các sáng kiến ​​kinh doanh số độc đáo và khác biệt. Từ đó mang lại sự đổi mới và giảm thời gian khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Đến năm 2027, Gartner dự đoán rằng hơn 50% doanh nghiệp sẽ sử dụng các nền tảng đám mây đặc thù cho lĩnh vực công nghiệp để tăng tốc các sáng kiến ​​kinh doanh của họ.

9. Chế tạo nền tảng nội bộ tự phục vụ (Platform Engineering)

Chế tạot nền tảng (Platform Engineering) là nguyên tắc xây dựng và vận hành các nền tảng phát triển nội bộ tự phục vụ nhằm phân phối phần mềm và quản lý vòng đời. Mục tiêu của chế tạo nền tảng là tối ưu hóa trải nghiệm của nhà phát triển và đẩy nhanh việc cung cấp giá trị cho khách hàng.

Gartner dự đoán rằng 80% các tổ chức công nghệ phần mềm sẽ thành lập các nhóm nền tảng vào năm 2026 và 75% trong số đó sẽ bao gồm các cổng tự phục vụ dành cho nhà phát triển.

10. Hiện thực hóa giá trị không dây

Dù không có bất kỳ công nghệ riêng lẻ nào thống trị, nhưng các doanh nghiệp sẽ sử dụng hàng loạt các giải pháp không dây nhằm phục vụ cho mọi môi trường, từ Wi-Fi trong văn phòng, thông qua các dịch vụ dành cho thiết bị di động, đến các dịch vụ năng lượng thấp và thậm chí cả kết nối vô tuyến. Gartner dự đoán rằng đến năm 2025, 60% doanh nghiệp sẽ sử dụng đồng thời năm công nghệ không dây trở lên. 

Khi các mạng vượt ra ngoài kết nối thuần túy, chúng sẽ cung cấp thông tin chi tiết bằng cách sử dụng phân tích tích hợp sẵn và các hệ thống năng lượng thấp sẽ thu năng lượng trực tiếp từ mạng. Điều này có nghĩa là mạng sẽ trở thành một nguồn giá trị kinh doanh trực tiếp. 

Trên đây là top 10 xu hướng chiến lược công nghệ hàng đầu cho năm 2023 do Gartner dự đoán. Có thể thấy, đây sẽ những xu hướng thúc đẩy đáng kể cơ hội và sự phát triển của các doanh nghiệp trong tương lai.   

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng