PLM là gì? Vì sao PLM quan trọng với doanh nghiệp sản xuất?

03/11/2021

Trong mỗi nhà máy, việc quản lý tất cả khía cạnh của một sản phẩm đóng vai trò quan trọng nhằm tạo nên chu kỳ thành phẩm đạt chuẩn công nghiệp. Xuất phát từ bài toán thực tiễn trên, quản lý vòng đời sản phẩm PLM đã ra đời và tạo nên cuộc cách mạnh trong nền sản xuất. Hãy cùng iFactory tìm hiểu PLM là gì? Và tại sao nhà máy của bạn không thể bỏ qua PLM?

Quản lý vòng đời sản phẩm PLM là gì?

PLM (Product Lifecycle Management) có nghĩa là quản lý vòng đời sản phẩm. Đây là cách quản lý một quá trình phát triển của một sản phẩm từ công đoạn lên ý tưởng, thiết kế sản phẩm, gia công khuôn mẫu đến sản xuất và xây dựng dịch vụ liên quan.

PLM là gì

>>>Đọc thêm: Các thành tố cơ bản của PLM

Những điểm cốt lõi của hệ thống PLM là gì?

Điểm cốt lõi của quá trình PLM nhắm vào việc xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin xung quanh sản phẩm. Dữ liệu này sau đó được chia sẻ với các bên liên quan nhằm đảm bảo rằng sản phẩm vẫn còn trong chế độ được ưu tiên một cách chủ động, đảm bảo phương thức quản lý một cách tốt nhất có thể. Do đó, những lợi ích nổi bật nhất của PLM là:

  • Truy cập và quản lý thông tin sản phẩm một cách an toàn
  • Duy trì tính toàn vẹn thông tin trong suốt vòng đời sản phẩm
  • Xây dựng, quản lý và chia sẻ quy trình kinh doanh dựa trên dữ liệu sản phẩm
  • Tạo một vòng phản hồi khép kín đảm bảo hoạt động của các nhóm kỹ thuật, sản xuất tới khối văn phòng có thể thiết kế các sản phẩm cải tiến và mạnh mẽ

6 chức năng của hệ hệ thống PLM là gì?

  1. Quản lý danh sách BOM: Theo đó PLM sẽ lưu trữ thông tin các vật tư tổng hợp nhằm tạo ra hệ thống quản lý duy nhất cho sản phẩm. Hệ thống này liên tục cập nhật bằng cách tập hợp và kết nối tất cả các thông tin và các thuộc tính được sử dụng để thiết kế, sản xuất và hỗ trợ sản phẩm theo thời gian thực.
  2. Quản lý tập tin CAD: Vòng đời sản phẩm trong hoạt động kỹ thuật công nghệ được bắt nguồn từ  những thông tin sản phẩm ban đầu là các bản vẽ 2D, mô hình 3D được xây dựng trên các phần mềm CAD. Do đó, các hệ thống PLM buộc phải có chức năng quản lý các tập tin định dạng CAD cho đa dạng các lĩnh vực từ điện và cơ tới các ứng dụng CAD thương mại.
  3. Phát triển ý tưởng thiết kế: Theo đó PLM sẽ xác định và phân tích tất cả các khía cạnh của ý tưởng sản phẩm mới trước khi vào quá trình phát triển sản phẩm. Điều này giúp giảm thời gian và nhanh chóng có được sản phẩm ra thị trường.
  4. Quản lý cấu hình: Trong sản xuất, cấu hình sản phẩm đòi hỏi được quản lý trong một hệ thống khép kín nhằm theo dõi mọi sự thay đổi của thuộc tính sản phẩm cũng như chức năng vật lý trong suốt vòng đời của sản phẩm đó.
  5. Quản lý Quy trình – Workflow: Dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau thường cần thiết trong quá trình báo giá. Khả năng phối hợp vốn có của PLM thu thập và tổ chức dữ liệu liên quan đến thiết kế sản phẩm để hỗ trợ các nhóm kỹ sư của bạn. Điều này bao gồm các nhóm phát triển các sản phẩm kỹ sư theo đơn đặt hàng và định cấu hình theo đơn đặt hàng. Hệ thống chỉ chia sẻ dữ liệu cần thiết, có nghĩa là các thành viên trong nhóm của bạn có thể dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào công việc của họ và ít tìm kiếm thông tin hơn. Điều này giúp hợp lý hóa các nỗ lực hợp tác của nhóm của bạn.
  6. Quản lý chất lượng và compliance sản phẩm: Không tuân theo các tiêu chuẩn quy định và tuân thủ là một trong những cách nhanh nhất khiến doanh nghiệp của bạn bị mang tiếng xấu. Nhưng có các công cụ phù hợp được tích hợp trong hệ thống PLM của bạn có thể giúp việc tuân thủ dễ dàng hơn nhiều so với cách khác. Giải pháp PLM có khả năng tập trung thông tin và tài liệu liên quan, giúp các tổ chức doanh nghiệp đạt được và duy trì sự tuân thủ dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể chọn một hệ thống có thể tuân thủ các tiêu chuẩn y tế, môi trường, an toàn, FSA và ISO tùy thuộc vào ngành của bạn.

>>>Đọc thêm: Những ứng dụng của công nghệ 4.0 vào sản xuất thông minh

Vì sao PLM ngày càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất?

Bên cạnh bài toán Q-C-D (chất lượng – chi phí – tiến độ giao hàng), doanh nghiệp sản xuất còn phải giải quyết những khó khăn liên quan đến sự biến đổi liên tục của thị trường và nhu cầu của người dùng, sức cạnh tranh với các đối thủ.Theo đó:

  • Nhu cầu khách hàng ngày càng được nâng cao, đòi hỏi những sản phẩm mới phải đẹp về hình thức, đa dạng về lựa chọn nhưng vẫn luôn đáp ứng được chất lượng;
  • Để tăng sức cạnh tranh của thị trường đòi hỏi doanh nghiệp của bạn sớm dẫn đầu với thời gian tung ra sản phẩm mới. Như vậy đòi hỏi lead-time của sản phẩm phải càng ngắn càng tốt;
  • Cuộc đua số hoá ngày càng phủ sóng rộng rãi trong sản xuất, đặc biệt trong các quy trình phát triển và tung sản phẩm ra thị trường nhằm tối ưu chi phí, tối đa lợi nhuận, doanh thu;
  • Dự báo dựa trên dữ liệu thu thập được sẽ ngày càng được chú trọng để hạn chế những rủi ro khó lường;

Tất cả những vấn đề trên sẽ đều được giải quyết nếu doanh nghiệp đầu tư và xây dựng một hệ thống PLM cho riêng mình. Để được tư vấn cách thức số hoá và tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh để đi đầu trong lĩnh vực của bạn, doanh nghiệp hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua số hotline: 092.6886.855

>>>Đọc thêm: Cách mà PLM tạo nên sức mạnh bên trong nhà máy thông minh

5/5 - (2 bình chọn)
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng