Vấn đề bảo mật khi ứng dụng IOT vào sản xuất thông minh

03/10/2019

Ngày càng nhiều doanh nghiệp đang ứng dụng IOT vào sản xuất thông minh để định hình lại quá trình vận hành của mình. Trong quá trình đó, việc đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu cần được xem là yếu tố sống còn.

ứng dụng IOT vào sản xuất thông minh

Bảo mật là vấn đề trọng yếu khi ứng dụng IoT vào sản xuất thông minh

Tại sao doanh nghiệp sản xuất cần quan tâm đến vấn đề bảo mật trong hệ thống IOT?

Để hiểu những thách thức bảo mật quan trọng trong IoT công nghiệp, chúng ta sẽ phải xem xét các thành phần khi ứng dụng IOT vào sản xuất thông minh. Thông thường, cơ sở hạ tầng IoT công nghiệp bao gồm rất nhiều thiết bị kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp của các thiết bị với Internet, hoặc thậm chí với nền tảng điện toán đám mây. Mạng lưới kết nối này sẽ mở rộng đáng kể diện tích bề mặt tấn công tiềm năng, tăng số điểm truy cập mà tội phạm mạng có thể khai thác. Các hệ thống điều khiển công nghiệp dễ bị tấn công mạng nhất bao gồm hệ thống kiểm soát giám sát và thu thập dữ liệu (còn gọi là SCADA), bộ điều khiển logic lập trình, giao diện kết nối giữa người và máy cũng như hệ thống điều khiển phân tán.

Lúc này, rõ ràng, tường lửa truyền thống và các phầm mềm diệt vi-rút sẽ không đủ. Cơ sở hạ tầng IIoT phức tạp đòi hỏi một cái gì đó tiên tiến hơn, không chỉ để đảm bảo quy trình làm việc của nhà máy thông minh không phá vỡ, bảo vệ nhân viên và tài sản mà còn bảo mật thông tin quan trọng trong kinh doanh từ các đối thủ cạnh tranh. 

Đọc thêm: Kết hợp IoT và ERP: Nền tảng đưa doanh nghiệp phát triển trong cuộc CMCN 4.0

Các mối đe dọa bảo mật điển hình khi ứng dụng IoT vào sản xuất thông minh

Chiếm quyền điều khiển thiết bị: Mối đe dọa này thường lại khá khó để phát hiện. Một thiết bị sẽ hoạt động theo cách thông thường, nhưng trên thực tế nó đang bị tin tặc kiểm soát và được sử dụng để lây nhiễm mã độc cho các thiết bị khác. Ví dụ, đồng hồ thông minh bị tấn công có thể lây nhiễm các đồng hồ thông minh khác và cuối cùng cho phép tin tặc chiếm quyền kiểm soát toàn bộ hệ thống quản lý năng lượng của doanh nghiệp.

ứng dụng IOT vào sản xuất thông minh

Khi các thiết bị đều được kết nối, rất dễ để hacker truy cập và chiếm quyền hệ thống

Tấn công bằng từ chối dịch vụ (DDoS): Đây là hình thức tin tặc tấn công để ngăn cản những người dùng hợp pháp truy cập và sử dụng vào một dịch vụ nào đó. DoS có thể làm ngưng hoạt động của một máy tính, một mạng nội bộ, thậm chí cả một hệ thống mạng rất lớn. Về bản chất thực sự của DoS, kẻ tấn công sẽ chiếm dụng một lượng lớn tài nguyên mạng như băng thông, bộ nhớ… và làm mất khả năng xử lý các yêu cầu dịch vụ từ các client khác. Không cần phải nói, những vi phạm bảo mật IoT như vậy gây tác động mạnh nhất đến hoạt động vận hành doanh nghiệp.

Tấn công PDoS: loại tấn công này làm hỏng các thiết bị mục tiêu vĩnh viễn và có khả năng tạo ra sự gián đoạn lớn đối với toàn bộ quy trình công việc của doanh nghiệp. Sản xuất bị gián đoạn, thiết bị bị hư hỏng và tạo ra các sản phẩm lỗi là một số hệ quả thường thấy của các cuộc tấn công PDoS.

Nội gián: Kiểu tấn công này do nhân sự trong doanh nghiệp trực tiếp gây ra. Kẻ tấn công có thể chủ động làm hỏng một trong các yếu tố của cơ sở hạ tầng IoT hoặc làm gián đoạn liên lạc giữa hai hệ thống. Trong trường hợp này, thiệt hại khó có thể đo đếm vì một hệ thống bị hư hỏng có thể tác động hơn nữa đến các thiết bị hoặc hệ thống khác do đó dẫn đến hiệu ứng domino và thiệt hại vật chất nghiêm trọng.

Làm thế nào để đảm bảo an ninh khi ứng dụng IoT vào sản xuất thông minh?

Để đảm bảo an ninh dữ liệu cho nhà máy thông minh, hệ thống cần tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật IoT công nghiệp theo các bước dưới đây:

  • Phác thảo các mối đe dọa bảo mật IoT: Để bắt đầu, hãy chỉ ra các loại rủi ro bảo mật đặc trưng cho mô hình doanh nghiệp của bạn: tính khả dụng của dịch vụ, tính toàn vẹn dữ liệu, sản phẩm bị hư hỏng, thiết bị hoặc hàng tồn kho, an toàn nhân sự, v.v. Những rủi ro này có thể thay đổi theo thời gian, khi cơ sở hạ tầng doanh nghiệp của bạn trải qua quá trình chuyển đổi.
  • Phát hiện các thiết bị dễ bị tấn công: Bước này liên quan đến việc tạo một báo cáo trạng thái được cập nhật tự động cho mọi thành phần trong mạng IoT của bạn, từ cảm biến IoT nhỏ nhất, đến toàn bộ nhà máy sản xuất. Việc này giúp cho bộ phận IT biết được bất kỳ thành phần nào trong số này bị nhiễm độc hoặc bắt đầu nảy sinh vấn đề từ đó ngay lập tức xác định các lỗ hổng bảo mật trong toàn bộ hệ thống, nhanh chóng cách ly các thiết bị gặp trục trặc để ngăn chặn chúng lây nhiễm vào mạng doanh nghiệp của bạn.
  • Thiết lập chính sách truy cập: Biết chính xác ai có quyền truy cập vào từng thiết bị IoT có thể hỗ trợ bạn trong việc ngăn chặn tấn công và phát hiện các mối nguy tiềm ẩn. Bạn có thể sử dụng Nguyên tắc Đặc quyền tối thiểu (PoLP) được áp dụng rộng rãi trong bảo vệ dữ liệu nhạy cảm làm cơ sở pháp lý để cấp hoặc từ chối quyền truy cập. 
  • Thiết lập mật khẩu nhiều lớp: Để đảm bảo an toàn dữ liệu, nhất là những dữ liệu quan trọng, hãy thiết lập mật khẩu nhiều lớp cho các tài khoản được phân quyền cao nhất. Thậm chí, các doanh nghiệp cân nhắc sử dụng các hệ thống nhận dạng giọng nói và khuôn mặt tiên tiến, sinh trắc học, v..v…
  • Sử dụng các giải pháp phần mềm để bảo mật IoT:  Khi ứng dụng IOT vào sản xuất thông minh, tất cả dữ liệu liên quan đến bảo mật và cần phải được nắm bắt, lập chỉ mục và phân loại để xác định các mối đe dọa có thể. Dựa trên phân tích dữ liệu đó, phần mềm bảo mật tiên tiến sẽ thiết lập các tiêu chuẩn mới cho quản lý bảo mật doanh nghiệp. Nó sẽ tự động cảnh báo về bất kỳ sự bất thường nào bằng cách phát hiện các sự kiện đi lệch khỏi chuẩn mực cũng như sự kết hợp của các sự kiện có vẻ bất thường. 

Việc định hình các yếu tố bảo mật trong IoT công nghiệp là rất quan trọng, nhưng như thế là vẫn chưa đủ. Để đảm bảo an ninh an ninh doanh nghiệp khi ứng dụng IoT vào sản xuất thông minh đòi hỏi không chỉ áp dụng các công cụ tiên tiến hơn, mà còn phải thay đổi các chính sách bảo mật chặt chẽ hơn đối với đội ngũ nhân sự.

Tại ITG Việt Nam, chúng tôi sẽ giúp bạn tạo một hệ thống quản trị doanh nghiệp an toàn, bảo mật được tùy chỉnh phù hợp với môi trường sản xuất của bạn. Hệ thống chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển đổi số của chúng tôi sẽ giúp bạn tích hợp nó một cách an toàn vào cơ sở hạ tầng doanh nghiệp hiện tại của bạn. Liên hệ với chúng tôi ngay bây giờ để yêu cầu tư vấn miễn phí về ứng dụng IoT vào mô hình sản xuất thông minh.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng