Phân tích thị trường nhà máy thông minh 2022 – Tiềm năng và triển vọng tới năm 2027 

26/07/2022

Trong những năm gần đây, Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư với những đột phá trong công nghệ số là yếu tố cốt lõi đã và đang đem đến những thay đổi lớn nhất cho hoạt động sản xuất trong hơn 100 năm qua. Đại dịch Covid-19 càng khiến cho nhận thức về xu hướng chuyển đổi số, áp dụng những tiến bộ công nghệ tự động hóa, tiến tới hình thành nhà máy thông minh trong lĩnh vực sản xuất trở nên cấp thiết hơn.

Theo báo cáo “Thị trường nhà máy thông minh: Xu hướng toàn cầu, thị phần, quy mô, tăng trưởng, cơ hội và dự báo 2022-2027 ” của công ty IMARC Group, năm 2021, doanh thu thị trường toàn cầu nhà máy thông minh ước tính là 161,4 tỷ USD và sẽ tăng lên thêm 177% (tương đương khoảng 286,6 tỷ USD) vào năm 2027. 

Thực tế, mỗi nhà máy thông minh được phát triển trên nền tảng kỹ thuật mà tại đó các hệ thống ảo vật lý giao tiếp với nhau bằng cách sử dụng hệ thống IoT. Chính vì thế, hệ thống có thể kết nối và xử lý dữ liệu liên tục, thu thập từ các máy móc thiết bị sản xuất, đến các quy trình sản xuất và kinh doanh, với khả năng hỗ trợ nhân công đưa ra quyết định hoặc tự động thực hiện công việc.

Với những tiềm năng mang lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào “cuộc chơi” nhà máy thông minh và coi đây như động lực phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp.

nhà máy thông minh

Xu hướng nhà máy thông minh và động lực để doanh nghiệp tham gia chuyển đổi

Yêu cầu ngày càng tăng về tự động hóa công nghiệp là yếu tố hàng đầu thúc đẩy thị trường nhà máy thông minh. Bên cạnh đó, thời đại số mở ra những cơ hội lớn, thúc đẩy sự phát triển của các nhà máy thông minh như sự phát triển nhanh chóng của công nghệ như Industrial IoT (Industrial Internet of Thing), phân tích dữ liệu lớn, công nghệ điện toán đám mây, ứng dụng robotics hay trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) và học máy (Machine Learning); sự phát triển về số lượng các thiết bị ứng dụng công nghệ cảm biến với mức giá phải chăng. Đặc biệt, nhu cầu gia tăng đối với các hệ thống thực thi sản xuất (MES) và các mô hình dữ liệu nâng cao để phục vụ các quy trình cụ thể bên trong nhà máy sản xuất cũng là cơ sở để thúc đẩy xây dựng và phát triển nhà máy thông minh.

Việc chuyển đổi nhà máy thông minh cho phép các hoạt động sản xuất – kinh doanh trong doanh nghiệp được diễn ra hiệu quả và linh hoạt hơn, giảm thiểu những sai sót và hạn chế về mặt địa lý, tối ưu chi phí vận hành và nguyên vật liệu, giúp cải thiện hoạt động hiệu suất của các máy móc thiết bị cũng như của nguồn lực lao động.

Bên cạnh đó, quá trình lập kế hoạch dựa trên số liệu và dự báo cũng trở nên phù hợp và chính xác với thực tế hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng, từ nhà cung cấp đến đến doanh nghiệp đến khách hàng. Trang bị những năng lực này, doanh nghiệp hay nhà máy sản xuất gia tăng tính nhanh nhạy trong việc phản ứng trước các biến động về nhu cầu sản xuất và thị trường.

Phân tích thị trường nhà máy thông minh 

  • Các nhà cung cấp giải pháp chính trên thị trường

Với  tốc độ CAGR là 10,6% trong giai đoạn 2022 – 2027, việc cạnh tranh cung cấp giải pháp, trang thiết bị trong lĩnh vực nhà máy thông minh diễn ra mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam, đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải cạnh tranh với nhiều thương hiệu của châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc. Trong đó nổi bật là những cái tên như ABB Ltd; Hệ thống Dassault; Siemens AG hay Công ty Cổ phần Công nghệ ITG – Đơn vị tiên phong trong triển khai giải pháp nhà máy thông minh tại Việt Nam.

  • Các thiết bị chủ yếu kiến tạo nhà máy thông minh
  • Cảm biến công nghiệp
  • Robot công nghiệp
  • Mạng công nghiệp
  • Máy in 3D công nghiệp
  • Hệ thống thị giác máy
  • Các công nghệ cho pháp nhà thông minh vận hành hiệu quả
  • Quản lý vòng đời sản phẩm (PLM)
  • Giao diện người máy (HMI)
  • Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
  • Hệ thống thực thi sản xuất (MES)
  • Hệ thống điều khiển phân tán (DCS)
  • Hệ thống điều khiển công nghiệp
  • Các lĩnh vực phủ sóng nhà máy thông minh
  • Dược phẩm
  • Thực phẩm
  • Hóa học
  • Dầu khí
  • Ô tô và Vận tải
  • Chất bán dẫn và điện tử
  • Không gian vũ trụ và quốc phòng
  • Sản xuất

Triển vọng nhà máy thông minh trong thời gian tới

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của chính phủ Việt Nam đã ban hành dựa trên quan điểm: Chuyển đổi số là nội dung rất quan trọng cần tập trung tổ chức thực hiện, nhằm đem lại hiệu quả và góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp… Vì vậy, hành trình này phải được thực hiện một cách tổng thể, phù hợp, đồng bộ trong mọi lĩnh vực.

Thực tế, các doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh Covid-19, cho nên nếu các đơn vị, nhà máy nào vẫn đang hoạt động, vận hành tốt, không nhất thiết phải vội nghĩ tới thay đổi mô hình hướng tới nhà máy thông minh, bởi điều này tránh lãng phí nguồn nhân lực, phát sinh chi phí… Nhưng về tương lai lâu dài, các doanh nghiệp muốn đảm bảo phát triển bền vững cần phải xây dựng chiến lược chuyển đổi số tổng thể, toàn diện và hướng đến sản xuất trên mô hình các nhà máy thông minh.

Một số rào cản trong việc phát triển nhà máy thông minh

Trên thực tế, có một số vấn đề có thể được coi là rào cản cho sự phát triển của các giải pháp nhà máy thông minh như các quy định nghiêm ngặt về yêu cầu sử dụng năng lượng; hay sự thiếu hụt nguồn lực lao động về cả số lượng và chất lượng do sự già hóa của lực lượng lao động có tay nghề hiện tại… khiến các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề tự động hóa các quy trình vận hành trong nhà máy nhằm giải quyết các vấn đề về nguồn lực.

Bên cạnh đó, các nhà máy thông minh thường xuyên phải đối mặt với các cuộc tấn công mạng. Theo một cuộc khảo sát với sự tham gia của 500 chuyên gia Công nghệ thông tin tại Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản đã cho thấy khoảng 78% cho rằng công nghệ là thách thức bảo mật lớn nhất, 68% là từ con người và 67% từ quy trình thực hiện. Tuy nhiên chưa đến 50% số người tham gia khảo sát cho biết họ đang thực hiện các biện pháp kỹ thuật để cải thiện an ninh mạng tại nhà máy của mình.

Đâu là giải pháp nhà máy thông minh phù hợp với doanh nghiệp? 

Giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORYbộ giải pháp chuyển đổi số toàn diện nhà máy sản xuất, có sự kết hợp giữa công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát mọi nguồn lực từ tầng xưởng sản xuất (shopfloor) đến tầng chiến lược (top floor). Khi ứng dụng 3S iFACTORY, dòng chảy dữ liệu trong các nhà máy sẽ được xâu chuỗi hiệu quả để hình thành những luồng thông tin minh bạch, khép kín; tạo điều kiện cho các bộ phận chức năng cải thiện và tối ưu hóa bài toán Q-C-D. (Chất lượng – Chi phí – Tiến độ). Điểm sáng của giải pháp là tích hợp những công nghệ hiện đại của cách mạng công nghiệp 4.0 như: IIoT, AI, Big data.

Bộ giải pháp 3S iFACTORY bao gồm: 

  • 3S IIoT Platform (Giải pháp kết nối – tự động hóa sản xuất dưới nhà xưởng): Đóng vai trò cầu nối giữa hệ thống OT và IT, IIoT sẽ giúp kết nối dữ liệu chính xác và tức thời giữa hoạt động vận hành với hệ thống quản lý sản xuất. Giải pháp dễ dàng tích hợp với các thiết bị thông minh: cảm biến, thiết bị quét mã vạch/mã QR Code, máy tính bảng công nghiệp…, phục vụ quá trình thu thập dữ liệu tự động và kiểm soát năng lực sản xuất trong thời gian thực.
  •  3S MES (Hệ thống điều hành – thực thi sản xuất): giúp các nhà quản trị sản xuất theo dõi, quản trị vận hành các hoạt động sản xuất trong nhà máy theo thời gian thực. Các tính năng nổi bật của 3S MES phải kể đến là: báo cáo tiến độ, truy cập hướng dẫn công việc và tương tác với các hệ thống truy xuất nguồn gốc và chất lượng.
  •  3S ERP (Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp): hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong việc hoạch định và điều hành toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp (Hàng hóa – Tài sản – Tài chính – Nhân sự) và trợ giúp tất cả các bộ phận của doanh nghiệp thao tác nghiệp vụ và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả thông qua quy trình xử lý công việc đã được thiết kế theo quy chuẩn quốc tế.
  • 3S Business Hub (Báo cáo thông minh cho lãnh đạo): Đây là giải pháp dành cho các nhà lãnh đạo cao cấp hoạch định chiến lược doanh nghiệp dựa trên các báo cáo được tích hợp từ nhiều luồng thông tin động, không chỉ ở bên trong mà còn bên ngoài doanh nghiệp.

Bộ giải pháp được phát triển dựa trên mô hình tiêu chuẩn quốc tế và các tri thức quản trị tinh gọn được đúc kết từ kinh nghiệm triển khai các nền tảng công nghệ cho hơn 1.000 khách hàng lớn trong nước cũng như nhiều doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

Không chỉ được sự ghi nhận từ khách hàng mà giải pháp 3S iFACTORY cũng nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên môn. Mới đây, giải pháp nhà máy thông minh giúp chuyển đổi số toàn diện doanh nghiệp sản xuất vừa được vinh danh tại “Lễ biểu dương Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam” (I4.0 Award). 

5/5 - (1 bình chọn)
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng