Xây dựng hệ thống IoT cho doanh nghiệp sản xuất – Bắt đầu từ đâu?

17/09/2020

Ngày nay, mạng lưới IoT có mặt tại khắp mọi nơi và tác động đến mọi mặt trong đời sống của con người. Tuy nhiên, một khái niệm đặc biệt ra đời để phục vụ riêng trong các doanh nghiệp sản xuất đó là IoT công nghiệp (IIoT). Vậy khái niệm này có gì khác hệ thống IoT thông thường và doanh nghiệp sản xuất cần lưu ý những điểm gì cần quan tâm khi bắt đầu xây dựng hệ thống đó?

he thong iot

1.Khái niệm hệ thống IoT cho doanh nghiệp sản xuất

Khi IoT được đưa vào sử dụng trong các doanh nghiệp có đặc thù sản xuất công nghiệp, một khái niệm mới trong IoT được ra đời – IIoT: Internet vạn vật công nghiệp. IIoT đề cập đến công nghệ mà trong đó một số lượng lớn máy móc và thiết bị trong một doanh nghiệp sản xuất được kết nối với Internet. Trên thực tế, hầu như bất kỳ đối tượng vật lý nào trong ngành sản xuất (cơ sở vật chất, thiết bị, thậm chí nguồn nhân lực, v..v…) cũng có thể được chuyển đổi thành thiết bị IoT nếu nó được kết nối đúng cách với Internet. 

Trong mạng lưới kết nối dữ liệu ấy, IIoT được khởi tạo trên một mạng Internet riêng, khép kín, nơi các thiết bị có thể giao tiếp và chia sẻ dữ liệu với con người, hệ thống và với nhau. Các dữ liệu được thu thập trong quá trình này có thể được sử dụng để cải thiện thực tiễn công việc và quy trình kinh doanh hiện tại cũng như tạo ra những cách làm việc hoàn toàn mới.

Trong khi, IoT được triển khai để tăng cường hoặc cải thiện các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày của cá nhân như điện thoại thông minh, nhà thông minh và thành phố thông minh thì IIoT tập trung nhiều hơn vào việc cải thiện hiệu suất của một thiết bị, một bộ máy hoặc toàn bộ quy trình kinh doanh trong hoạt động sản xuất. 

Không giống như hệ thống IoT thông thường, IoT công nghiệp thường liên quan đến việc xử lý dữ liệu quan trọng trong kinh doanh – nơi thất bại có thể gây ra tình huống khẩn cấp. Điều này đòi hỏi IIoT phải đáp ứng được hiệu suất cao, đảm bảo tính bảo mật, quyền riêng tư và hoạt động bền bỉ, liên tục.

Đọc thêm: Tác động của internet vạn vật (iot) đến ngành sản xuất

2.Các lưu ý khi bắt đầu đầu tư triển khai hệ thống IIoT

Công nghệ nhúng Internet chạm đến gần như mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, từ đồng hồ đo điện thông minh và camera an ninh đến màn hình sức khỏe cá nhân,… Đến năm 2020, hơn 20 tỷ thiết bị sẽ là một phần của nền tảng IoT và IIoT cụ thể sẽ chiếm 15% tổng chi tiêu cho hệ thống IoT. Từ giám sát từ xa đến bảo trì dự đoán, các nhà sản xuất có cơ hội rất lớn để hưởng lợi từ các công nghệ IIoT — đặc biệt là nếu chúng hoạt động toàn diện.

he thong iot

Với những lợi ích toàn diện của IoT trong công nghiệp, nhiều doanh nghiệp mới muốn đầu tư ngay vào IIoT trong sản xuất. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần cân nhắc những lưu ý dưới đây để hoạt động triển khai thu được hiệu quả cao.

  • Xác định kế hoạch đầu tư và các tiêu chí thành công: 

Lợi tức đầu tư của IIoT sẽ chỉ thu được trong nhiều năm thay vì vài tuần. Do đó, các nhà lãnh đạo và quản lý phải đặt ra các tiêu chí thành công gia tăng ở giai đoạn đầu để sớm chứng minh giá trị, duy trì động lực và xác định thành công trông như thế nào không chỉ từ góc độ dữ liệu mà còn cho cả nhân nhân viên.

  • Vấn đề bảo mật: 

Việc kết nối máy với mạng bên ngoài mở ra khả năng cho các hoạt động đánh cắp dữ liệu, hoặc xác suất xuất hiện các lỗ hổng an ninh lớn hơn— điều mà nhiều nhà sản xuất không lường trước được. Nhiều hệ thống IIOT trở thành miếng mồi ngon cho các hacker khi hệ thống bảo mật dữ liệu quá mong manh khi 57% hệ thống mạng không chạy các biện pháp bảo vệ chống vi-rút khả thi; 84% các công ty công nghiệp có ít nhất một thiết bị có thể bị truy cập từ xa. Đây chính là nguồn lây lan các rủi ro về bảo mật về dữ liệu và các thông tin quan trọng.

Khi thực hiện đưa Internet vạn vật vào trong hoạt động sản xuất, doanh nghiệp hãy lập kế hoạch ngay từ đầu và hiểu hồ sơ rủi ro để đảm bảo tính toàn vẹn của máy móc và dữ liệu, cũng như cân nhắc các phần mềm an ninh đáng tin cậy để giải quyết các lỗ hổng được phát hiện là rất quan trọng.

  • Quản lý thay đổi và quy trình kinh doanh:

Chính các tính năng làm nên thành công của công nghệ IIoT cũng có thể đưa ra một loạt các vấn đề liên quan đến nhân viên mới. Ví dụ, các máy tích hợp camera cũng có thể vi phạm các chính sách của công ty hoặc kỳ vọng của nhân viên về quyền riêng tư.

Hãy minh bạch các thông tin và cách thức xử lý liên quan đến những nội dung liên quan đến quyền cá nhân đằng sau và thay đổi các quy trình kinh doanh sản xuất để phù hợp với thực tế mới của bạn. 

  • Phương tiện liên lạc:

Kết nối Internet IIoT có thể đạt được thông qua một loạt các công nghệ bao gồm mạng di động, WiFi,… Doanh nghiệp cần nghiên cứu các phương thức kết nối để xác định dịch vụ sẽ cung cấp có phù hợp về mức tiêu thụ điện năng, độ tin cậy của tín hiệu, băng thông hay không và khả năng tồn tại của nền tảng để đảm bảo đầu tư. Nội dung này doanh nghiệp có thể được hỗ trợ bởi nhà cung cấp và hỗ trợ xây dựng giải pháp IIOT tin cậy. Họ có thể hỗ trợ phân tích, xây dựng hệ thống linh hoạt và có thể mở rộng khi doanh nghiệp phát triển.

  • Thiết lập kho lưu trữ dữ liệu:

Hầu hết các doanh nghiệp đều có kho lưu trữ dữ liệu nội bộ, nhưng vẫn cần việc kế hoạch cẩn thận có thể  giúp tránh thất lạc hoặc sai sót khi hệ thống IoT trong công nghiệp được đưa vào.

he thong iot

Doanh nghiệp cần đầu tư để chuẩn hóa định dạng, xử lý và lưu trữ dữ liệu IIoT mới ngay từ đầu để tránh xa quá trình lưu trữ không đúng cách và đảm bảo giá trị lâu dài. Lực lượng lao động hiện tại không phải là người duy nhất tương tác với dữ liệu và các nhân viên trong tương lai sẽ phụ thuộc vào độ chính xác của nó trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh trong tương lai.

  • Trang bị thêm thiết bị kết nối tầm thấp cho các máy cũ:

Với tuổi thọ từ 30- 40 năm của thiết bị sản xuất, doanh nghiệp của bạn có thể sẽ cần phải lên kế hoạch trang bị thêm các thiết bị backup để tránh vùng tối nơi khả năng hiển thị biến mất và công việc không được theo dõi. Cảm biến và công nghệ của bên thứ ba khác có thể được tích hợp với một loạt các thiết bị hiện có để đảm bảo mạng lưới Internet trong doanh nghiệp cũng như các dữ liệu cần thu thập không bị thiếu hụt.

Đọc thêm: Chuẩn bị nhân lực đón đầu công nghệ IIoT

Kết

Những lưu ý trên đây chỉ là một phần nhỏ trong kế hoạch và nội dung cần thực hiện khi đưa hệ thống IoT vào thực tiễn sản xuất. Kể cả khi đưa được IOT trong công nghiệp vào thực tiễn sản xuất, các doanh nghiệp cũng sẽ vẫn còn rất nhiều công việc phải thực hiện để quá trình triển khai được hiệu quả. Nếu còn những băn khoăn về các triển khai, doanh nghiệp của bạn có thể liên hệ nhà cung cấp giải pháp ITG qua Hotline 0966.966.051 để được tư vấn cụ thể hơn.

Tags: IoT
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng