Ứng dụng của công nghệ blockchain trong lĩnh vực sản xuất

18/10/2021

Blockchain hiện nay đang là một công nghệ đặc biệt hấp dẫn các doanh nghiệp sản xuất vì khả năng ứng dụng linh hoạt cũng như tính bảo mật cao của nó. Vậy công nghệ blockchain thực sự là gì? Cách thức công nghệ này đang biến đổi lĩnh vực sản xuất và các ứng dụng trong thực tiễn của blockchain ra sao?

công nghệ blockchain

Blockchain là gì?

Công nghệ Blockchain có thể được hiểu một cách đơn giản là công nghệ chuỗi – khối. Khái niệm “khối” ở đây đại diện các dữ liệu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu phi tập trung hay còn gọi là “chuỗi”.

Cụ thể hơn, Blockchain bao gồm một sổ cái phân cấp các giao dịch nơi tất cả người dùng, được gọi là các nút, đều có quyền truy cập trong lĩnh vực kỹ thuật số. Blockchain sở hữu rất nhiều nút độc lập có khả năng xác thực thông tin trong truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi việc xác nhận thông tin từ bên thứ ba.

Bất cứ khi nào có sự thay đổi được thực hiện trên sổ cái, các nút thực hiện thay đổi sẽ hiển thị cho tất cả người dùng trong khi các nút khác trên mạng lưới phải xác nhận thay đổi. Sau đó, khi thay đổi được chấp thuận xác nhận thời gian, được mã hóa và được thêm vào chuỗi khối đang có và không thể bị thay đổi bởi bất kỳ bên nào. Chính vì vậy, các dữ liệu được lưu trữ trên nền tảng blockchain có tính bảo mật và ổn định rất cao. Cho dù một phần của hệ thống Blockchain sụp đổ, máy tính và các nút khác sẽ tiếp tục bảo vệ và giữ các dữ liệu đó để mạng lưới tiếp tục hoạt động.

>>>Đọc thêm: Digital Twins là gì? Ứng dụng của Digital Twins trong nền công nghiệp 4.0

Công nghệ Blockchain đang thay đổi nền sản xuất trên toàn cầu như thế nào?

Trên thực tế, Blockchain chỉ thực sự được nhiều người biết đến khi công nghệ này xuất hiện cùng với đồng tiền kỹ thuật số phổ biến nhất hiện nay – Bitcoin. Tuy nhiên, khi bước ra khỏi ngoài môi trường tài chính ảo, công nghệ này đã gây nên sự bất ngờ lớn bởi tính ứng dụng linh hoạt đa dạng trong mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực sản xuất.

Đặc tính minh bạch và bảo mật cao của công nghệ Blockchain có khả năng xây dựng lòng tin giữa các bên liên quan ở mọi bước của quy trình sản xuất, từ thu mua nguyên liệu thô đến vận hành sàn cửa hàng đến phân phối thành phẩm cho khách hàng. Nó có thể cải thiện các quy trình như:

  •       Soạn thảo và thực thi hợp đồng;
  •       Giám sát chuỗi cung ứng;
  •       Phát hiện hàng giả;
  •       Quản lý sở hữu trí tuệ;
  •       Theo dõi và giám sát các loại tài sản;
  •       Quản lý hàng tồn kho;
  •       Kiểm soát chất lượng;
  •       Kiểm soát sự tuân thủ các quy trình

Công nghệ chuỗi khối sắp xếp hợp lý các hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp tận dụng được khoảng thời gian tiềm năng để tiếp cận thị trường. Với các ứng dụng blockchain, độ chính xác của đơn đặt hàng của nhà cung cấp được cải thiện, chất lượng sản phẩm được cải thiện và tỷ lệ giao hàng được cải thiện. Theo đó, doanh nghiệp có thể đạt được kết quả kinh doanh cuối cùng chính là sự hài lòng của khách hàng và doanh thu tăng.

Ứng dụng của blockchain trong sản xuất

  • Quản lý chuỗi cung ứng

Công nghệ chuỗi khối đang được ứng dụng cho một trong những hoạt động khó nhất trong hoạt động sản xuất là quản lý chuỗi cung ứng. Blockchain tăng cường chức năng theo dõi và quản lý để xác định vị trí trong quá khứ và hiện tại của vật liệu, bộ phận và sản phẩm được sử dụng trong các quy trình hàng ngày. Khả năng theo dõi và truy xuất nguồn gốc của sản phẩm cũng được cải thiện do khả năng cung cấp hệ thống dữ liệu đồng bộ từ đầu đến cuối cho từng bộ phận và sản phẩm của công nghệ, đảm bảo độ chính xác và giảm lỗi trong quá trình sản xuất.

  • Các hợp đồng thông minh

Công nghệ blockchain đang tạo điều kiện cho các hợp đồng thông minh phát triển và có khả năng thay đổi bộ mặt sản xuất. Thay vì sử dụng các hợp đồng giấy hoặc các phiên bản số hóa của hợp đồng giấy, các hợp đồng thông minh tồn tại dưới dạng một chương trình máy tính trên nền tảng blockchain. Hợp đồng là không thể thay đổi, không bị tác động bởi các bên trung gian và tất cả các bên đều có quyền truy cập vào hợp đồng mọi lúc.

Bên cạnh đó, ứng dụng các hợp đồng thông minh có nghĩa khả năng tự động hóa các hoạt động kinh doanh phức tạp trong hợp đồng cũng tăng lên. Dữ liệu trong các điều khoản và điều kiện, được lưu giữ trong chuỗi khối, có thể được sử dụng để theo dõi hàng tồn kho, giám sát chuỗi cung ứng, lên kế hoạch và xử lý thanh toán…Việc chuyển đổi các quy trình trên từ hình thức thủ công sang các tác vụ tự động giúp doanh nghiệp vừa tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực cho các hoạt động thủ công cũng được giảm thiểu và doanh nghiệp có thể tận dụng họ cho những công việc cần thiết hơn.

  • Điều hành khu vực sản xuất

Khu vực sản xuất được cho là vị trí quan trọng nhất tại bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào và cũng là một trong những địa điểm khó tối ưu hóa nhất. Nhưng công nghệ blockchain có thể giúp doanh nghiệp hợp lý hóa các hoạt động tại nơi đây. Ví dụ, các chương trình blockchain đang được sử dụng để theo dõi và báo cáo trạng thái hoạt động của từng máy móc riêng lẻ, cho phép người vận hành truy cập vào các dữ liệu quan trọng theo thời gian thực để có thể thực hiện hoạt động bảo trì theo lịch trình thay vì bảo trì khẩn cấp tốn kém.

Công nghệ này thậm chí có thể được sử dụng để tự động hóa dịch vụ cho máy móc với quy trình được gọi là bảo trì do máy móc kiểm soát. Với bảo trì được kiểm soát bởi máy móc, nhà sản xuất sẽ cùng với người cung cấp dịch vụ bên thứ ba cài đặt phần mềm dùng chung, bao gồm cả hệ thống blockchain, giám sát máy móc thông qua bộ đôi kỹ thuật số của máy nhất định. Giám sát trên nền tảng chuỗi khối có thể phát hiện khi nào cần bảo trì theo lịch trình, tạo yêu cầu dịch vụ, đặt hàng bất kỳ bộ phận nào cần thiết cho máy và xử lý thanh toán sau khi đơn đặt hàng được hoàn thành mà không cần các tác động của con người.

  • Kiểm soát chất lượng và tuân thủ quy định sản xuất

Tính bảo mật của công nghệ chuỗi khối và khả năng theo dõi một phiên bản thông tin duy nhất của công nghệ blockchain đáp ứng nhu cầu tuân thủ quy định và kiểm soát chất lượng trong một doanh nghiệp sản xuất. Khả năng giám sát hoạt động máy móc, theo dõi và truy tìm chính xác vật liệu và thành phần giúp hợp lý hóa quy trình kiểm soát chất lượng bằng cách giảm thiểu các lỗi. Điều này giúp số lượng sản phẩm bị thu hồi ít hơn, ít lãng phí hơn và tăng doanh thu tổng thể.

Hơn nữa, sổ cái trên blockchain tạo ra một bản ghi dữ liệu bất biến về máy móc, quy trình, vật liệu và hơn thế nữa. Các nhà quản lý nội bộ có thể sử dụng các nhật ký này trong khi đánh giá để đảm bảo cơ sở được an toàn và các quy định đang được tuân thủ. Trong trường hợp có sự thanh tra từ cơ quan nhà nước, các tài liệu đó cũng có thể được cung cấp làm bằng chứng về sự tuân thủ.

blockchain là gì

Lợi ích của công nghệ blockchain trong sản xuất

Như đã đề cập ở trên, blockchain vốn dĩ xuất hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch tiền điện tử, nhưng công nghệ cốt lõi của blockchain lại có tính linh hoạt. Cụ thể, trong lĩnh vực sản xuất, công nghệ này có các ứng dụng như sau:

  • Giảm chi phí máy móc và rào cản khi bắt đầu sản xuất

Công nghệ blockchain có khả năng giảm dần chi phí đầu tư cho thiết bị kết hợp với doanh nghiệp sản xuất, từ đó giúp họ loại bỏ các rào cản ban đầu khi mới gia nhập vào thị trường sản xuất.

Máy móc như một dịch vụ (Machine as a Service MaaS) là một mô hình được hỗ trợ bởi công nghệ blockchain được sử dụng để đo lường nhiều thông số quan trọng của máy móc theo thời gian thực, sau đó tính toán khoản thanh toán giao dịch dựa trên hiệu suất tổng thể của máy móc.  Dịch vụ này giúp các nhà sản xuất giảm chi phí bằng cách cho phép họ tận dụng được giá trị của máy móc thay vì phải mua chính máy móc đó. Với sự ra đời của mô hình kinh doanh này, các nhà sản xuất quy mô nhỏ sẽ có thể đưa sản phẩm của họ ra thị trường mà không phải lo lắng về chi phí bắt đầu kinh doanh lớn.

  • Đảm bảo tính liên tục trong sản xuất và khả năng phục hồi trong hoàn cảnh khó khăn

Tính liên tục và khả năng phục hồi của hoạt động kinh doanh là mối quan tâm qua trọng nhất đối với các nhà sản xuất trong 2 năm qua vì đại dịch COVID-19. Nền sản xuất toàn cầu đang đứng trước những thách thức lớn hơn bao giờ hết bởi những tác động của đại dịch. Tuy nhiên, sự có mặt của công nghệ blockchain là một lựa chọn tuyệt vời để giúp các doanh nghiệp xây dựng khả năng phục hồi trong sản xuất.

Một trong những đặc điểm của blockchain là tính phi tập trung của nó, vì nó chứa một sổ cái phân tán mà các bên là thành viên của mạng có thể truy cập được . Điều này có nghĩa là nếu một nút bị lỗi hoặc một bên rời khỏi mạng, blockchain có thể tiếp tục hoạt động như bình thường. Sự ổn định được kích hoạt bởi công nghệ blockchain là một tài sản cho các công ty sản xuất đang làm việc hướng tới một mô hình kinh doanh linh hoạt.

  • Cải thiện niềm tin và tính minh bạch trong sản xuất

Blockchain là một công cụ tuyệt vời giúp các doanh nghiệp xây dựng lòng tin giữa các bên liên quan. Sổ cái phân tán chứa một phiên bản thông tin duy nhất không thể thay đổi được bởi bên trung gian trong khi mọi thành viên của mạng đều có thể tiếp cận được. Hơn nữa, mỗi giao dịch hoặc thay đổi phải được mạng xác minh cũng nâng cao độ tin cậy của mạng lưới blockchain.

  • Củng cố tính bảo mật của hệ thống dữ liệu

Một đăc điểm khác của blockchain được ứng dụng chính là quá trình lập trình mã hóa phức tạp cần thiết để củng cố tính bảo mật của hệ thống dữ liệu. Tính minh bạch của Blockchain được cân bằng bởi các yêu cầu đối với chữ ký được mã hóa trên mọi giao dịch nhằm tăng cường khả năng bảo vệ khỏi giả mạo. Bộ nhớ của mạng lưới cũng được phân cấp, do đó, các mối đe dọa về an ninh mạng đối với sổ cái và dữ liệu được giảm thiểu.

Tổng kết

Ứng dụng của công nghệ chuỗi khối trong lĩnh vực sản xuất đang ngày được khẳng định. Tuy nhiên việc biến blockchain thành một công nghệ có giá trị hay không lại phụ thuộc nhiều vào khả năng sử dụng nó của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có sự đánh giá cẩn thận tính phù hợp và khả năng đáp ứng của cơ sở vật chất trước khi đưa công nghệ này vào cơ sở sản xuất. Nhưng một khi có thể tận dụng hiệu quả blockchain, doanh nghiệp sẽ tạo được cú hích phát triển mạnh mẽ trong thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay.

5/5 - (2 bình chọn)
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng