Lịch sử hình thành và phát triển IOT trong sản xuất

07/04/2020

Với nền tảng là những thành tựu đã đạt được trong hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, IIoT đang dẫn đầu các xu hướng sản xuất công nghiệp mới hiện nay. Những dấu mốc quan trọng được liệt kê ở đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn bao quát về toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của IOT trong sản xuất.

Đọc thêm: Tìm hiểu về khái niệm và lợi ích của IIoT

Lịch sử hình thành và phát triển của IOT trong sản xuất

  • 1968: Kỷ nguyên Internet of Things trong sản xuất bắt đầu được xây dựng vào năm 1968, khi kỹ sư Dick Morley đã chế tạo ra một trong những đột phá quan trọng trong lịch sử sản xuất: Bộ điều khiển lập trình logic (PLC). Cho đến thời điểm hiện tại, thiết bị này vẫn là bộ phận không thể thay thế trong dây chuyền tự động hóa và các robot công nghiệp trong nhà máy. 
  • 1999: Đây là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển IOT. Kevin Ashton, Giám đốc Phòng thí nghiệm tự động nhận diện thuộc Đại học Massachusetts – Hoa Kỳ đã đưa khái niệm Internet of things (IoT) vào bài diễn thuyết của mình để mô tả thế hệ cải tiến tiếp theo của công nghệ theo dõi RFID (bộ thiết bị nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến thường được sử dụng nhiều trong siêu thị để chống trộm cắp). Đây cũng là lần đầu tiên khái niệm IoT được sử dụng. 
  • 2016: Xuất hiện khái niệm IIoT – IoT trong sản xuất. Khi khái niệm về IoT được sử dụng nhiều hơn trong sản xuất, một khái niệm khác liên quan cũng được ra đời – Industry Internet of Things (IIoT) – Internet vạn vật trong công nghiệp. 

IoT trong sản xuất

Những dấu mốc cải tiến quan trọng khác

Dưới đây là một vài dấu mốc trong việc cải tiến IIoT đáng chú ý khác:

  • 1983: Ethernet được tiêu chuẩn hóa
    1989: Tim Berners-Lee tạo ra giao thức giao tiếp chung và không trạng thái Hypertext Transfer Protocol (HTTP)
  • 1992: TCP/IP cho phép PLCs kết nối với máy tính
  • 2002: Amazon Web Services phát hành, và điện toán đám mây bắt đầu được đưa vào sử dụng;
  • 2006: OPC Unified Architecture (UA) thúc đẩy các kết nối an toàn giữa các thiết bị, nguồn dữ liệu và các ứng dụng;
  • 2006:  Các thiết bị chuyên dụng dần dần trở nên phổ biến và có giá trị kinh tế hơn. Các thiết bị cũng được thiết kế và sản xuất với kích thước nhỏ hơn, sử dụng năng lượng pin hoặc năng lượng mặt trời;
    Từ 2010-nay: Các cảm biến có giả các phải chăng hơn, thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi các thiết bị này trong mọi mặt cuả đời sống.

Vai trò của IoT trong sản xuất hiện nay

Ngày nay, IIoT – Internet of Things trong công nghiệp ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà sản xuất. Với đặc thù phục vụ trong lĩnh vực sản xuất, do đó ứng dụng IoT cũng có những điểm đặc trưng như: 

  •  Tập trung xử lý khối lượng dữ liệu quy trình trong doanh nghiệp sản xuất;
  • Công nghệ thông tin (IT) và hoạt động sản xuất (OT) trong doanh nghiệp phải phối hợp nhịp nhàng;
  • Việc bảo mật dữ liệu sản xuất và tài sản là vấn đề cần được lưu ý hàng đầu.

Đọc thêm: Lợi ích khi ứng dụng IoT trong doanh nghiệp sản xuất

Bằng việc thêm các lớp công nghệ mới như AI, Machine Learning, AR/VR…, IIoT đang biến đổi để trở thành xương sống của mọi ngành công nghiệp. Công nghệ này giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa được hoạt động sản xuất, theo dõi và phân tích các thiết bị, đồng thời triển khai các hoạt động bảo trì dự đoán, biến khối lượng dữ liệu khổng lồ trong doanh nghiệp trở nên có ý nghĩa. Những quyết sách đúng lúc đúng thời điểm sẽ được gợi ý cho doanh nghiệp đưa ra và triển khai sớm hơn nhờ có các ứng dụng của IIOT.

IoT trong sản xuất

Theo dự tính của Accenture , đến năm 2030, giá trị của IIoT sẽ đạt giá trị khoảng 14.2 nghìn tỷ USD trong nền công nghiệp toàn cầu, biến chúng thành một trong những động lực mũi nhọn cho nền công nghiệp nói riêng và nền kinh doanh toàn cầu nói chung. Trên thực tế, hiện nay, IoT trong sản xuất (IIoT) đã và đang chuyển đổi hầu hết các ngành công nghiệp, đặc biệt các ngành công nghiệp lớn như sản xuất, năng lượng, khai thác mỏ và giao thông vận tải. Chắc chắn, với cái nhìn đúng đắn vào việc phát triển IIoT tại thời điểm này, doanh nghiệp của bạn sẽ nhận lại được những lợi ích tiềm tàng từ nền tảng công nghệ này.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: IoT
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng