S

Additive Manufacturing

Định nghĩa

Additive Manufacturing viết tắt là AM hay còn gọi là Công nghệ sản xuất bồi đắp. Những tên gọi khác của AM là sản xuất kỹ thuật số (direct digital manufacturing), tạo mẫu nhanh (rapid prototyping), in 3D (3D printing). Đây là một quá trình kết nối vật liệu để hình thành nên vật thể cần gia công từ dữ liệu mô hình 3D, bằng cách xây dựng lần lượt từng lớp.

Các bài viết liên quan

AGV

Định nghĩa

AGV là viết tắt của Automation Guided Vehicle hay còn gọi là Xe tự hành (hoặc Robot tự hành). Đây là loại xe kéo hàng chuyên dụng trong các nhà máy, sử dụng các công nghệ dẫn đường tự hành thông minh để vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa đến những địa điểm đã được đánh dấu sẵn mà không cần đến sự can thiệp của con người.

Các bài viết liên quan

AI

Định nghĩa

AI viết tắt của Artificial intelligence hay còn gọi là Trí tuệ nhân tạo (Trí thông minh nhân tạo). Đây là thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực khoa học máy tính, mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Các quá trình này bao gồm việc học tập (thu thập thông tin và các quy tắc sử dụng thông tin), lập luận (sử dụng các quy tắc để đạt được kết luận gần đúng hoặc xác định) và tự sửa lỗi. Các ứng dụng cụ thể của AI ví dụ như xử lý các ngôn ngữ tự nhiên, nhận dạng giọng nói và thị giác, quản lý hệ thống…

Các bài viết liên quan

Big Data

Định nghĩa

Big Data hay còn gọi là Dữ liệu lớn. Đây là tập hợp dữ liệu có dung lượng vượt khả năng hoạt động của các ứng dụng và công cụ truyền thống. Kích cỡ Big Data ngày càng lớn hơn và quan trọng hơn trong thế giới hiện đại và đặc biệt là nền công nghiệp 4.0 hiện nay, tính đến năm 2012 nó có thể nằm trong khoảng vài chục terabyte cho đến nhiều petabyte (1 petabyte = 1024 terabyte). Với khối lượng lớn, Big Data đòi hỏi phải có công nghệ mới để xử lý hiệu quả nhằm đưa ra được các quyết định hiệu quả.

Các bài viết liên quan

ERP

Định nghĩa

ERP viết tắt của Enterprise Resource Planning hay còn gọi là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Đây là phần mềm thống nhất đa chức năng, liên kết mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ quản trị toàn diện đầu vào, đầu ra; tới lập kế hoạch, thống kê, kiểm soát các nghiệp vụ về sản xuất, tài chính, nhân sự… ERP còn hỗ trợ cung cấp báo cáo phân tích chuyên sâu và đưa ra các dự báo, giúp cho nhà quản lý hoặc các bộ phận tác nghiệp hiệu quả.

Các bài viết liên quan

IoT

Định nghĩa

IoT viết tắt của Internet of Things hay còn gọi là Internet Vạn Vật trong công nghiệp. IoT mô tả mạng lưới các đối tượng vật lý – “mọi thứ” – được nhúng với các cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác nhằm mục đích kết nối và trao đổi dữ liệu với các thiết bị và hệ thống khác qua Internet.

Các bài viết liên quan

MES

Định nghĩa

MES viết tắt của Manufacturing Execution System hay còn gọi là Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất. Đây là hệ thống thông tin kết nối dùng để theo dõi, giám sát, lưu trữ thông tin trong sản xuất từ vật tư đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra nhằm đảm bảo hiệu quả các hoạt động sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm. Hệ thống MES cung cấp những thông tin hữu ích giúp những người đứng đầu trong nhà máy hiểu được tình trạng hiện thời nhằm tối ưu hóa và cải tiến các hoạt động sản xuất. MES không chỉ phục vụ như một trung tâm thông tin giữa các hệ thống doanh nghiệp khác nhau (ERP, EAM, SCM, QMS, và tự động hóa) mà còn quản lý và tối ưu hóa các hoạt động, quá trình sản xuất của nhà máy.

Các bài viết liên quan

OEE

Định nghĩa

OEE là viết tắt của cụm từ Overall Equipment Effectiveness được hiểu là chỉ số Hiệu suất Thiết bị Tổng thể (hoặc Hiệu quả Thiết bị Tổng thể). OEE được dùng để đo lường hiệu quả hoạt động của một thiết bị một cách tổng thể thông qua cả 3 mặt nguồn lực: thời gian, chất lượng, và tốc độ vận hành. Qua đó giúp nhà quản lý cải tiến hiệu quả sử dụng máy móc bằng cách cải tiến các thông số liên quan.

Các bài viết liên quan

PDM

Định nghĩa

PDM viết tắt của Production Data Management hay còn được gọi là Hệ thống quản lý dữ liệu kỹ thuật. Đây là giải pháp kỹ thuật số được sử dụng để quản lý dữ liệu chuyên sâu, lưu trữ và truy xuất thông tin điện tử cho doanh nghiệp.

Các bài viết liên quan

PLM

Định nghĩa

PLM là viết tắt của Product Lifecycle Management hay còn gọi là Quản lý vòng đời sản phẩm. Hệ thống PLM sẽ phối hợp thông tin, quy trình và con người liên quan đến vòng đời của sản phẩm, quản lý toàn bộ từ khâu ý tưởng, thiết kế, phát triển, đến hệ thống sản xuất và phân phối ra thị trường. Nó cho phép cập nhật những thay đổi trong quá trình phát triển sản phẩm để đảm bảo tốt sự tương tác giữa các khâu sản xuất và quản lý.

Các bài viết liên quan

SCADA

Định nghĩa

SCADA là viết tắt của Supervisory Control and Data Acquisition. Đây được hiểu là hệ thống quản lý tự động hóa quy trình liên tục hay rời rạc trong công nghiệp với chức năng chính là điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu.

Các bài viết liên quan

Smart manufacturing

Định nghĩa

Smart manufacturing hay còn gọi là Sản xuất thông minh. Đây là một chiến lược phát triển số hóa toàn bộ từ quy trình, thiết kế và tối ưu hóa xưởng sản xuất cho đến kết hợp phản hồi của khách hàng trong các thiết kế mới. Việc sản xuất này được thực hiện dựa trên sự tích hợp Tự động hóa công nghiệp (RPA), Kết nối vạn vật (IoT), và Công nghệ thông tin (IT) (với phần mềm quản lý sản xuất MES, phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP, phần mềm quản lý vòng đời PLM) cùng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như Điện toán đám mây, công nghệ sản xuất bồi đắp – In 3D, Trí tuệ nhân tạo (Big Data)…

Các bài viết liên quan

TQM

Định nghĩa

TQM viết tắt của Total Quality Management hay còn gọi là Quản lý chất lượng toàn diện. Đây là mô hình quản lý tập trung vào chất lượng dựa trên dự tham gia của mọi thành viên nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự hài lòng của khách hàng.

Các bài viết liên quan